Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ quan chống tham nhũng tuyên bố đã xử lý hơn 1.000 vụ việc

Ngọc Anh

Thứ tư, 21/09/2022 - 08:00

(Thanh tra) - Ủy ban Chống Tham nhũng Zimbabwe (ZACC) cho biết, đã đưa ra nhiều chiến lược khác nhau không chỉ nhằm truy tố những kẻ phạm tội mà còn đảm bảo rằng tham nhũng không diễn ra.

Ảnh minh họa: Newsday Zimbabwe

Theo Chủ tịch ZACC Loice Matanda-Moyo, Ủy ban đã xử lý hơn 1.000 vụ việc trong nỗ lực tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng. Hơn 300 vụ đã được chuyển giao cho các cơ quan chức năng để tiến hành truy tố từ năm 2019 đến năm 2021.

“Khi ZACC được thành lập với tư cách là một ủy ban độc lập vào năm 2019, tham nhũng đã trở nên phổ biến ở Zimbabwe đến mức như một loại "văn hóa", gần như trở thành một lối sống của tất cả người dân Zimbabwe...", bà Matanda-Moyo nói và nhấn mạnh, Ủy ban đã đưa ra nhiều chiến lược khác nhau để truy tố kẻ phạm tội, đảm bảo tham nhũng không diễn ra.

Theo Chủ tịch ZACC, tại Zimbabwe, tham nhũng bao trùm khắp các tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ những người lái xe buýt bình thường, công nhân trong nhà máy đến các quan chức cấp cao nhất của Chính phủ hay doanh nghiệp.

“Từ số liệu thống kê các vụ việc được báo cáo cho Ủy ban vào năm 2021, có 711 vụ chống lại các quan chức, chiếm 59% tổng số đơn khiếu nại ZACC nhận được...”, bà Matanda-Moyo cung cấp thông tin.

Hồi tháng 5 vừa qua, Tổ chức Minh bạch Quốc tế Zimbabwe đã tổ chức Hội nghị chống tham nhũng. Tại đó cho biết, tham nhũng đã xâm nhập vào cả khu vực công và tư, ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế của đất nước và hạn chế việc hưởng đầy đủ các quyền con người của công dân.

Theo chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2021, Zimbabwe đạt số điểm thấp là 23/100 so với mức trung bình của khu vực là 34/100.

Chủ tịch ZACC nói thêm rằng, trước những thách thức, Ủy ban đã vạch ra một kế hoạch 5 năm liên quan đến 3 chương trình chiến lược. Đó là: Điều tra để truy tố; điều tra thu hồi tài sản; và phòng chống tham nhũng.

"Để phòng ngừa tham nhũng, Ủy ban tiến hành kiểm tra tuân thủ và đánh giá hệ thống ở cả khu vực công và tư nhân để đảm bảo rằng, các hệ thống và kiểm soát đảm bảo những thông lệ tốt được đưa vào các cơ quan, tổ chức", bà Matanda-Moyo nói.

Bên cạnh đó, ZACC đang đảm bảo việc thực hiện các chính sách nhằm nâng cao tính minh bạch, trung thực, liêm chính và kỷ luật tài chính.

"ZACC khuyến khích việc giới thiệu công nghệ để hạn chế sự gây ảnh hưởng của con người, mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu việc đưa hối lộ", bà nói.

Chủ tịch ZACC Loice Matanda-Moyo. Ảnh: newzimbabwe

Chiến lược tiếp theo là giáo dục công chúng, làm cho mọi người nhận thức được sự nguy hiểm của tham nhũng và cách chống lại, tố giác tội phạm.

Về chiến lược hợp tác, ZACC là thành viên của Mạng lưới Hoạt động toàn cầu của các cơ quan thực thi luật chống tham nhũng (GlobE Network), Ủy ban Chống tham nhũng Cộng đồng Phát triển Nam Phi và các cơ quan tương tự khác - nơi hợp tác về chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực chống tham nhũng.

ZACC cũng đã được đào tạo về an ninh mạng theo chương trình đào tạo thí điểm của Cộng đồng Phát triển Nam Phi và đã ký biên bản ghi nhớ với các cơ quan khác trong khu vực nhằm nâng cao năng lực thực hiện các cuộc điều tra phức tạp.

Một vấn đề đáng chú ý, ZACC cho biết, đang thực hiện các khuyến nghị từ Văn phòng Tổng Kiểm toán Zimbabwe.

Trong báo cáo kiểm toán được công bố mới đây, Văn phòng Tổng Kiểm toán đã chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại trong ZACC suốt nhiều năm. Đó là, sổ sách tài chính của ZACC còn lộn xộn, công tác quản lý lỏng lẻo gây ra tình trạng nhiều khoản tiền chưa được hạch toán, báo cáo…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm