Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)
Thứ ba, 11/08/2020 - 14:55
(Thanh tra) - Thủ tướng Hassan Diab nói rằng, vấn đề tham nhũng của Li-băng đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
Thủ tướng Hassan Diab
Chính phủ Li-băng đã sụp đổ, một tuần sau khi một vụ nổ khủng khiếp phá hủy cảng Beirut. Thủ tướng Li-băng, ông Hassan Diab, tuyên bố thảm họa là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan.
Ông Diab tuyên bố Chính phủ Li-băng từ chức sau khi hơn 1/3 số bộ trưởng rời bỏ nhiệm sở, buộc bản thân ông phải từ chức.
Ông Diab, người đã giữ chức Thủ tướng được chín tháng, dự kiến sẽ phải thông báo cho Tổng thống Li-băng, ông Michel Aoun, người được cho là sẽ chấp nhận từ chức.
Thủ tướng cho biết: “Tôi đã nói rằng tham nhũng có gốc rễ ở trong mọi vấn đề của Li-băng. Nhưng tôi mới phát hiện ra rằng vấn đề tham nhũng của Li-băng đang nằm ngoài tầm kiểm soát".
“Một giai cấp chính trị đang sử dụng mọi thủ đoạn bẩn thỉu của họ để ngăn cản sự thay đổi thực sự. Chúng tôi càng cố gắng tiếp cận họ, những bức tường họ dựng lên càng trở nên chắc chắn".
“Thảm họa này là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan và kéo dài,” Diab nói. Ông cũng nhắc lại: “Mạng lưới tham nhũng hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát”.
Ông nói thêm rằng mình đang “quan tâm đến mong muốn của người dân về sự thay đổi thực sự. Hôm nay chúng tôi sẽ lùi một bước để sát cánh cùng nhân dân”.
Tuy nhiên, động thái này không có khả năng ngay lập tức dẫn đến việc “thanh lọc” Chính phủ. Các bộ trưởng hiện tại - bao gồm cả những người đã từ chức - sẽ đảm nhận vai trò quản lý và hình thành xương sống của chính quyền mới.
Thay vào đó, một sự thúc đẩy đang được tiến hành để hơn một phần ba số nghị sĩ đương nhiệm rời bỏ Quốc hội, điều này sẽ buộc các cuộc bầu cử Quốc hội mới diễn ra và có thể dẫn đến việc đưa vào Quốc hội các thành viên mới ít bị biến chất bởi tham nhũng và chuyên quyền.
Tình hình Li-băng trong tuần qua đã hết sức căng thẳng kể từ khi một vụ nổ lớn quét sạch cảng Beirut và phá hủy các khu vực lân cận. Theo Thống đốc Beirut, số người chết vì các vụ nổ đã tăng lên 200 người và có tới 6.000 người khác bị thương.
Sự thiếu năng lực và vấn đề tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ đã tạo cơ sở cho quyết định cất giữ gần 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng cùng với các chất dễ cháy.
Vụ nổ đã khiến người ta phải chú ý tới sự quản lý yếu kém ở quốc gia vùng Địa Trung Hải này, vốn đã quay cuồng với sự suy thoái kinh tế đe dọa sinh kế của hàng triệu người.
Ít nhất 5 thi thể khác đã được trục vớt từ gần miệng hố sâu 45 mét tại bến tàu nơi vụ nổ xảy ra. Các nhà điều tra địa phương sẽ hoàn tất cuộc điều tra sơ bộ về nguyên nhân của thảm họa.
Sự sụp đổ của Chính phủ đã không thể dập tắt cơn giận dữ trên các đường phố ở trung tâm Thủ đô Beirut, nơi những người biểu tình một lần nữa đụng độ với binh lính và lực lượng bảo vệ cho cơ quan lập pháp Li-băng. Một chính quyền quản lý bao gồm nhiều bộ trưởng như nhau sẽ không làm hài lòng những người kêu gọi “thay máu” hệ thống chính trị của đất nước, bao gồm cả nền tảng tạo lập nên Chính phủ Li-băng.
Yêu cầu chính của những người biểu tình là xóa bỏ tất cả các tầng lớp quản trị đã bòn rút phần lớn tài sản của đất nước và không đóng góp một chút gì cho các dịch vụ công. Một nhóm khác yêu cầu hãy để một nhóm quốc tế tiếp nhận cuộc điều tra và nêu tên các nhà lãnh đạo chính trị đã cho phép một để một kho hàng nguy hiểm như vậy nằm cách các khu vực đông dân nhất của Beirut chỉ vài mét trong suốt hơn sáu năm trời.
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1990, các mạng lưới bảo trợ được thành lập bởi các lãnh chúa đã trở thành cốt lõi của nền pháp chế, với tất cả các bộ, ban, ngành bị biến thành thái ấp. Các chính trị gia cấp cao đã hợp tác với các nhà tài phiệt, cắt giảm rất nhiều hợp đồng phát triển và cung cấp các dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như nhập khẩu nhiên liệu và quản lý chất thải.
Kết quả là một số ít các quan chức và doanh nhân cực kỳ giàu có đang điều hành đất nước với sự bảo trợ từ bên ngoài. Chế độ gia đình trị đã lây nhiễm sang tất cả các tầng lớp Chính phủ, khiến việc đối phó với tham nhũng trở thành một lẽ sống của nhiều người Li-băng.
“Điều này không được phép tiếp diễn,” Jad Daher nói khi đi đến một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Beirut. “Không phải chỉ riêng có nạn tham nhũng đã đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh này, mà đó là cả một Chính phủ yếu kém. Nếu Chính phủ này từ chức, và một Chính phủ khác được lập nên với hệ thống nhân sự tương tự trước đó, thì chúng ta đã đạt được những gì? Chúng ta phải đi đến tận cùng vấn đề này”.
Rita Afif nói: “Họ (các thành phần tham nhũng) sẽ không thể làm điều tương tự nữa. Họ biết rằng họ không thể, nhưng họ vẫn sẽ cố làm. Lần này họ sẽ bị chặn lại. "
Lực lượng an ninh một lần nữa bắn hơi cay vào những người biểu tình gần quảng trường Quốc hội, nơi một số lượng lớn binh lính và cảnh sát vẫn đứng sau cổng sắt cao và rào chắn ở phía bên trong.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo chính trị đã kêu gọi các nghị sĩ từ chức hàng loạt để buộc phải tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội mới. Ít nhất 43 nghị sĩ sẽ phải rời ghế của mình để điều đó xảy ra. Một thành viên cấp cao, cựu lãnh chúa Samir Geagea, cho biết: "Ngoài những nỗ lực cứu trợ đang diễn ra ở Beirut, chúng tôi hiện đang cố gắng giải cứu đất nước thông qua việc loại bỏ Nghị viện này."
Ít nhất sáu nghị sĩ đã bỏ ghế, và những người khác được cho là sẽ làm theo. Cuộc tranh giành để thay thế ông Diab dự kiến sẽ do cựu Thủ tướng Saad Hariri nắm thế thượng phong. Ông đã từ chức vào tháng 11 năm ngoái sau các cuộc biểu tình trên đường phố sau sự sụp đổ nền kinh tế quốc gia, mở đường cho các nhà lập pháp với hứa hẹn sẽ đổi mới đất nước.
Ứng cử viên thứ hai là cựu quan chức ngoại giao cấp cao Nawaf Salam vốn được đánh giá rất cao.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Diab đã phải vật lộn để điều hành một đất nước bị tê liệt bởi nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng, và ngày càng đi xuống do đại dịch. Chính phủ do ông lãnh đạo đã không đạt được thỏa thuận với IMF về một gói cứu trợ tài chính do không đạt được điều kiện IMF đưa ra, nguyên nhân là do các cải cách mà một số nhà lãnh đạo Li-băng từ chối thực hiện. IMF cho biết các cuộc đàm phán đã diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương