Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ ba, 17/08/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Cảnh sát Ireland, Hà Lan và Romania đã phối hợp bắt giữ 10 người và buộc tội 23 người trong một vụ lừa đảo trực tuyến liên quan đến việc bán khẩu trang và đồ bảo hộ phòng, chống COVID-19.
Sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, băng đảng phạm tội thay đổi mô hình hoạt động và bắt đầu bán các sản phẩm như khẩu trang. Ảnh: Eurojust
Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol), tổ chức điều phối hoạt động, cho biết, những người thuộc đường dây lừa đảo này đến từ một số quốc gia châu Phi và sinh sống ở châu Âu. Nhóm tội phạm đã tạo các tài khoản email giả và những trang web trông tương tự như của các công ty bán buôn thực sự.
“Mạo danh các công ty này, những tên tội phạm sau đó sẽ lừa các nạn nhân - chủ yếu là các công ty châu Âu và châu Á, đặt hàng, yêu cầu thanh toán trước để hàng hóa được gửi đi”, theo Europol.
Thế nhưng, các sản phẩm đặt hàng không bao giờ được giao và số tiền thu được từ việc bán hàng giả sau đó đã được rửa sạch thông qua mạng lưới tài khoản ngân hàng do nhóm tội phạm có tổ chức kiểm soát.
Mạng lưới này đã sử dụng danh tính giả để rút tiền mặt từ các tài khoản ở Romania, Ba Lan và Ukraine, chủ yếu tại các máy ATM, theo các cơ quan thực thi pháp luật châu Âu.
Trong một tuyên bố mới đây, Cơ quan Tư pháp châu Âu (Eurojust) cho biết, cảnh sát đã tiến hành 34 cuộc khám xét trong quá trình hoạt động chống lại mạng lưới được cho là đã lừa đảo các công ty ở 20 quốc gia với số tiền khoảng 1 triệu euro (1,172 triệu USD).
“Vụ lừa đảo được điều hành bởi một nhóm tội phạm có tổ chức, trước đại dịch COVID-19 đã cung cấp bất hợp pháp các sản phẩm không có thực khác để bán trực tuyến, bao gồm cả viên nén gỗ (wooden pellet)”, theo Eurojust.
Sau khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, băng đảng này đã thay đổi mô hình hoạt động và bắt đầu bán các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, chẳng hạn như khẩu trang, Eurojust lưu ý.
Trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh, nhiều tội phạm đang tìm cách kiếm lợi từ nhu cầu và nỗi sợ hãi của xã hội.
Đầu năm nay, Cơ quan Chống gian lận (OLAF) của Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi chính phủ các nước cảnh giác về việc gian lận, lừa đảo trong mua bán vắc xin.
OLAF mới đây cho biết, đã nhận được nhiều báo cáo về việc phân phối vắc xin COVID-19 giả và hoạt động lừa đảo nhắm vào các cơ quan y tế.
Có thể kể đến là hiện tượng các tổ chức, cá nhân mạo danh mời chào vắc xin giả nhằm lừa gạt chính phủ các nước thành viên EU đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Những hình thức lừa đảo có thể gồm: Tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc xin và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vắc xin; chào bán số lượng lớn vắc xin cho chính phủ hoặc các tổ chức, cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng; giao các lô vắc xin giả mạo.
Thời gian qua, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cũng đã cảnh báo tình trạng buôn bán và sản xuất vắc xin giả gia tăng trên thế giới.
Interpol nhấn mạnh, không loại vắc xin đã được phê duyệt nào có thể mua trực tuyến. Bất kỳ loại vắc xin nào quảng cáo trên các trang web mở hay kín đều trái phép, chưa qua thử nghiệm và có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương