Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh báo tham nhũng trong cấp giấy phép lái xe

Hoài Phương

Thứ sáu, 20/05/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Tham nhũng trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã giúp những người lái xe không đủ năng lực vượt qua các kỳ kiểm tra, đánh giá. Đây là mối hiểm họa đang hiện hữu tại Nam Úc.

Ảnh minh họa: heraldsun

Không phải là loại hình tham nhũng mới mẻ, nhưng với quốc gia được đánh giá là khá "trong sạch" như Úc, thì tình trạng này dấy lên một cảnh báo mạnh mẽ. Nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, Úc cho thấy sự đi xuống trong nỗ lực chống tham nhũng khu vực công, khi chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI - do Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá) có chiều hướng giảm liên tiếp, từ 85 điểm (năm 2012) xuống chỉ còn 73 điểm (năm 2021). Và, Úc được xác định là 1 trong 9 quốc gia cần theo dõi cũng như chú ý chặt chẽ hơn trong năm 2022.

Cảnh báo được Ủy ban Độc lập Chống tham nhũng (ICAC) đưa ra tại báo cáo về "Rủi ro tham nhũng trong ngành đào tạo lái xe của Nam Úc", trình bày trước Quốc hội ngày 17/5/2022.

Đây là kết quả từ cuộc điều tra của ICAC đối với hơn 40 khiếu nại, tố cáo gửi đến Văn phòng Liêm chính công về hành vi của các sát hạch viên được ủy quyền.

Báo cáo cho thấy một số vấn đề nổi cộm trong ngành đào tạo lái xe, bao gồm việc một số sát hạch viên được cơ quan đăng ký xe cơ giới chỉ định đã không đáp ứng tất cả các yêu cầu trong kỳ kiểm tra hoặc đánh giá và cấp chứng chỉ năng lực không phù hợp. Báo cáo cũng chỉ ra rõ ràng đã có trường hợp hối lộ và các hành vi không đúng đắn khác trong ngành.

Theo Ủy viên ICAC Hon. Ann Vanstone QC, những vụ việc cụ thể đã cho thấy "các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa tham nhũng trong ngành cấp giấy phép lái xe có lẽ là chưa đầy đủ”.

Báo cáo có thể mang tới những bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tham nhũng cho các cơ quan khác có chức năng cấp phép và quản lý.

Báo cáo được công bố công khai trên trang web của Ủy ban cũng đưa ra 9 khuyến nghị để cải thiện tính liêm chính của ngành đào tạo lái xe.

ICAC đã mở một cuộc điều tra sau khi có hơn 40 đơn khiếu nại và tố cáo về hành vi của các sát hạch viên được ủy quyền. Nguồn: ICAC

Hối lộ sát hch viên là "phổ biến"

Báo cáo cho thấy, tình trạng hối lộ sát hạch viên là "phổ biến" ở Nam Úc.

Bà Vanstone cho biết, ICAC "nhận được thông tin từ các học viên cáo buộc rằng, sát hạch viên đã đề nghị về một tấm vé đảm bảo thi đỗ trong bài kiểm tra lái xe nếu họ trả 3.000 $”.

Đối với một số người, mức giá này được cho là bao gồm các bài học bổ sung trong trường hợp học viên được yêu cầu thực hiện bài kiểm tra do cơ quan ngoài trường học tổ chức hoặc một đánh giá viên đưa ra bài kiểm tra và người hướng dẫn không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấm trượt học viên và sẽ giúp họ đậu vào một thời điểm sau đó.

Một cáo buộc khác chống lại sát hạch viên cho biết, họ sẽ đánh trượt một học viên trừ khi có khoản phí 2.200 $.

"Trong một số trường hợp, khi học viên trượt bài kiểm tra lái xe, có cáo buộc cho rằng, một sát hạch viên sau đó đã đề nghị giúp học viên thi đậu với số tiền 500 $", theo bà Vanstone.

Báo cáo của ICAC cho thấy, một số sát hạch viên đã bị cáo buộc "không đảm bảo học viên hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được yêu cầu" trước khi vượt qua kỳ thi, bao gồm cả việc tuân thủ giới hạn tốc độ hoặc tuyến đường được chỉ định trong bài kiểm tra.

Ngoài ra, các sát hạch viên được ủy quyền đã cấp chứng chỉ năng lực sau khi có sự "can thiệp", như hỗ trợ học viên trong quá trình đánh giá, báo cáo cho biết.

Hu qu khó lưng

Theo bà Vanstone: "Hậu quả nghiêm trọng nhất của hành vi này là khả năng có những người lái xe được cấp phép trong cộng đồng chưa bảo đảm được các tiêu chuẩn năng lực bắt buộc... Rủi ro mà điều này gây ra đối với an toàn cộng đồng là rõ ràng".

Và, bên cạnh "những giám định viên có uy tín trong ngành hoạt động với sự liêm chính" thì vẫn tồn tại những người khác hành động theo cách thức "tham nhũng" và "không phù hợp".

Ủy viên ICAC Ann Vanstone. Ảnh: ABC News/ Michael Clements

Bà Vanstone cho biết, thậm chí, một số người chỉ chấp nhận tiền mặt và không cung cấp biên lai. "Những người hướng dẫn đào tạo lái xe có nghĩa vụ vận hành công việc kinh doanh của mình theo Luật Người tiêu dùng Úc... Đó là các doanh nghiệp phải cung cấp biên lai cho bất kỳ khoản thanh toán nào trên 75 $".

Điều này sẽ làm minh bạch loại dịch vụ được cung cấp, ngày dịch vụ được cung cấp và khoản phí được tính.

Báo cáo của ICAC đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện tình hình, bao gồm hướng dẫn về giá cho học viên; cấm "gói thỏa thuận" cho việc học và kiểm tra; sát hạch viên được ủy quyền phải lưu hồ sơ về khách hàng và bất kỳ khoản thanh toán nào nhận được.

Hi l phổ biến trong các cộng đồng đa văn hóa

Một điểm đáng chú ý khác, báo cáo của ICAC nhấn mạnh về "khuôn mẫu" của những cáo buộc hối lộ trong các cộng đồng đa văn hóa của Nam Úc.

"Không có gì ngạc nhiên khi các cá nhân tìm kiếm những người hướng dẫn và chấm thi lái xe từ chính cộng đồng của họ [và] chắc chắn có nhiều lợi thế khi giao dịch với những người hiểu ngôn ngữ và văn hóa liên quan...

Tuy nhiên, đối với một số cộng đồng có ít sát hạch viên nói được ngôn ngữ của họ, có thể tạo ra tình huống mà sát hạch viên được hưởng một số quyền nhất định đối với học viên", theo báo cáo.

Một cuộc điều tra của ICAC cho thấy hành vi hối lộ giáo viên dạy lái xe đang phổ biến ở Nam Úc. Ảnh: ABC News

Có thể thấy, các yếu tố ngôn ngữ và văn hóa đã tạo ra sự mất cân bằng và làm gia tăng nguy cơ tham nhũng.

Bà Vanstone cho biết, với ít sự cạnh tranh, một số sát hạch viên có thể dễ dàng đòi những mức phí đáng kể cho giấy phép lái xe, vì các thành viên trong cộng đồng của họ có ít lựa chọn thay thế và trở nên phụ thuộc vào người sát hạch để có được giấy phép.

Cũng theo bà Vanstone, đối với một số quốc gia, việc đưa và nhận hối lộ khi giao dịch với công chức là một thói quen phổ biến và được chấp nhận, thậm chí đến nỗi không coi hối lộ là một hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, những người đưa hối lộ cũng không muốn tố cáo vì sợ bị trả thù, hoặc đơn giản là vì họ tin rằng sẽ chẳng có gì xảy ra, dù họ có lên tiếng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm