Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

5 câu hỏi lớn về vụ Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria

Thứ hai, 16/04/2018 - 09:00

Mọi con mắt đang đổ dồn về Moscow, chờ đợi hành động đáp trả của Nga sau vụ Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria ngày 14/4 (theo giờ Việt Nam).

Thế giới chờ đợi hành động đáp trả của Nga sau vụ tấn công Syria. Ảnh: ITVNews

Giới phân tích tiếp tục đặt ra các kịch bản tiếp theo cho tình hình Syria và cả khu vực sau cuộc tấn công được Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là “hoàn hảo”. Nga hiện vẫn đang “án binh bất động”, dù trước đó tuyên bố sẽ đánh chặn mọi tên lửa của Mỹ nhằm vào Syria.

Nhà phân tích Emile Hokayem, chuyên về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, Anh, đã nêu ra 5 câu hỏi lớn sau khi Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria. Hành động được giới quan sát nhìn nhận sẽ khiến căng thẳng không chỉ tại Syria, mà cả khu vực và thế giới leo thang.

Nga sẽ đáp trả như thế nào?

Đây là vấn được quan tâm nhất. Hành động đáp trả sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc Nga “cảm nhận” vụ không kích Syria của Mỹ cùng các đồng minh như thế nào về cả bản chất và quy mô cuộc tấn công. Rất có thể Mỹ, Anh, Pháp đã làm hết sức để tránh gây thương vong và tổn thất cho lực lượng Nga tại Syria. Và chắc chắn có một kênh liên lạc giữa Nga và Mỹ để tránh tổn thất này.

Trong vụ tấn công này, Nga thừa sức thể hiện khả năng phòng vệ và bảo vệ đồng minh, cũng như giáng đòn đáp trả các tên lửa Mỹ. Tuy nhiên, Nga lại rất thận trọng để không có “phản ứng quá đà”. Điều này có vẻ không phù hợp lắm với sự đối đầu trực tiếp Nga-Mỹ.

Rất có thể thay vì tập trung vào Mỹ, Nga sẽ quyết định trừng phạt phe đối lập Syria. Thực tế, hành động đáp trả của Nga sẽ còn phụ thuộc vào việc Moscow tích cực bảo vệ đồng minh thế nào? Người Nga sẽ phải suy tính vô cùng cẩn trọng trong hành động lần này.

Các lựa chọn quân sự và các mục tiêu của phương Tây là gì?

Các nước phương Tây lựa chọn hành động quân sự với Syria để trừng phạt và ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học, hay mục tiêu của họ còn tham vọng hơn là nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của chế độ Bashar al-Assad, vốn đang giúp chính phủ Syria giành chiến thắng đáng kể tại chiến trường Trung Đông này trong thời gian gần đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresay May và Tổng thống Pháp Emmanule Macron lựa chọn một cuộc tấn công “quy mô hẹp” để thực thi theo quy chuẩn quốc tế về chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học.

Do đó, Mỹ, Anh, Pháp phải lựa chọn mục tiêu là các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học hay các căn cứ quân sự Syria, với việc nhắm vào các trực thăng, lực lượng không quân, các đường băng…

Cuộc tấn công cũng phải tính đến “bài học” từ vụ tấn công trước đó. Cũng vào tháng 4 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat của Syria ở gần thành phố Homs, nơi có cả lực lượng Nga đồn trú. Đây được xem là đòn tấn công đáp trả của Mỹ cũng vì cáo buộc tấn công hóa học xuống Idlib, Syria, hôm 4/4/2017.

Cuộc tấn công mới cần phải lớn hơn, bởi hành động trước đó được cho là thất bại. Do đó, quy mô tấn công và lựa chọn mục tiêu tấn công là yếu tố “sống còn” với Mỹ, Anh, Pháp.

Hệ quả từ vụ tấn công?

Sự đối đầu trực tiếp là khó có thể xảy ra. Nếu kịch bản này thành hiện thực thì những hậu quả là vô cùng lớn và khôn lường.

Căng thẳng có thể leo thang theo kiểu “gián tiếp”, đó là Nga, Iran và chính quyền Assad quyết định phe nổi dậy tại Syria do phương Tây hậu thuẫn phải trả giá cho cuộc tấn công vừa qua.

Song cũng có thể mục tiêu bị nhắm tới sẽ là lực lượng Mỹ đang đóng ở phía Đông Syria hoặc tại Iraq?

Viễn cảnh Iran và Israel tham chiến?

Israel đã can thiệp quân sự vào Syria, nhưng mối quan tâm của nước này không hề giống với đồng minh Mỹ. Trong khi Mỹ can thiệp Syria để trừng phạt và ngăn chặn chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học thì Israel lại lo ngại việc gia tăng ảnh hưởng của Iran.

Israel không nhằm vào chính quyền Syria của Tổng thống Assad, thay vào đó, Nhà nước Do thái Israel muốn ngăn chặn Iran xây dựng lực lượng bên trong Syria. Israel đã có những chiến lược thông minh của mình khi không kích vào Syria nhiều năm qua.

Thực tế, Israel sẽ theo đuổi chiến lược của mình bất kể Mỹ có làm gì tại Syria. Song câu hỏi được đặt ra sau vụ Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria là: “Liệu Iran có trả đũa Mỹ bằng cách đánh Israel hay không?”

Chắc chắn kịch bản này là hoàn toàn có thể. Iran coi Syria là một phòng tuyến phòng vệ chống lại Israel. Ranh giới ngăn cách xung đột Israel và Iran là rất mong manh.

Đây có phải là thời điểm then chốt để Mỹ lấy lại vị thế tại Trung Đông?

Câu trả lời là Có và Không. Vị thế ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông đã bị suy yếu trong một thập kỷ qua vì hậu quả của cuộc chiến Iraq. Mỹ đã lưỡng lự với vấn đề Syria dưới thời chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama và thời của Tổng thống Donald Trump mọi thứ đã khác.

Ông Trump đã rất mạnh tay với 2 lần ra lệnh tấn công Syria. Đó là còn chưa kể tới 2 vị trí mới được bổ nhiệm trong chính phủ của ông Trump là cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng tương lai Mike Pompeo, đều theo đuổi chính sách cứng rắn, nhất là với Iran. Tất cả những yếu tố này khiến phe cứng rắn tại Mỹ kỳ vọng cao về những gì mà Tổng thống Trump có thể làm.

Tuy nhiên, ông Trump lại là người “suy nghĩ nước đôi”, và thực tế đã chứng minh khi Tổng thống Mỹ ra lệnh tấn công Syria chỉ ít lâu sau tuyên bố sẽ rút quân hoàn toàn khỏi quốc gia Trung Đông này.

Luôn có mâu thuẫn giữa những tuyên bố của ông Trump và các cố vấn đắc lực của mình, thậm chí là sự không liên quan trong chính những phát biểu của ông chủ Nhà Trắng. Điều này tạo cảm giác “hỗn loạn” trong chính quyền Mỹ, với các thông điệp phát đi luôn xung đột nhau.

Nhìn từ bên ngoài người ta không khỏi quan ngại rằng, bộ máy chính quyền của Tổng thống Trump không được trang bị tốt để giải quyết các vấn đề xung đột hay ngăn chặn những tình huống leo thang thảm khốc. Đặc biệt với cuộc chiến Syria, chiến trường Trung Đông vốn ngày càng trở nên phức tạp hơn so với trước đây./.

Theo Hoàng Lê/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm