Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 24/08/2023 - 22:09
(Thanh tra) - 32% doanh nghiệp ở Pakistan xác định tham nhũng là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Con số này cao hơn mức trung bình của Nam Á (28%) và toàn cầu (29%).
Ảnh minh họa: propakistani
Trong báo cáo “Tham nhũng - Khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới năm 2022”, Tổ chức Nghiên cứu Gallup Pakistan cho biết, những trở ngại như tham nhũng ở Pakistan cao so với các khu vực khác trên thế giới, có thể làm giảm cơ hội cho những người mới tham gia thị trường và tăng chi phí hoạt động chung.
Năm 2022, khoảng 32% doanh nghiệp Pakistan coi tham nhũng là một trở ngại lớn, đánh dấu mức giảm mạnh so với 68% năm 2013 và 59% năm 2007.
Điều này có thể biểu thị sự thay đổi trong thái độ và hành vi của những cá nhân đưa và nhận hối lộ. 16% doanh nghiệp ở Pakistan báo cáo ít nhất một lần bị yêu cầu hối lộ. Trong khi mức trung bình của Nam Á và toàn thế giới lần lượt là 21% và 16%.
Những thay đổi này có thể xảy ra khi các kênh thanh toán hoặc quà tặng đã thay đổi về bản chất hoặc khi Chính phủ quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh, theo phân tích của Gallup Pakistan.
11% doanh nghiệp được khảo sát xác định hệ thống tòa án là một hạn chế lớn đối với doanh nghiệp. Ước tính này phù hợp với 14% doanh nghiệp ở Nam Á báo cáo rằng tòa án là một cản trở lớn trong kinh doanh và tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trên toàn thế giới là 15%.
Tác động của tham nhũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi các công ty không thể nhận được những quyết định kịp thời và công bằng của tòa án và có thể làm giảm sự thuận lợi chung trong hoạt động kinh doanh.
Các công ty có thể ít tố cáo trường hợp hối lộ hơn để tăng cơ hội tồn tại và đảm bảo rằng dịch vụ do những quan chức đó cung cấp được tiếp tục.
Sự phổ biến của các hành vi tham nhũng
22% doanh nghiệp ở Pakistan cho biết, tặng quà cho các quan chức Chính phủ để “được việc”. Con số này thấp hơn mức trung bình của Nam Á là 24% và mức trung bình toàn cầu là 19%.
Các trường hợp tham nhũng trong tất cả ngành ở Pakistan khác nhau nhưng được coi là cách để có được kết nối điện và nước với tỷ lệ lần lượt là 57% và 81% cũng như đảm bảo giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa (20%). Điều này đặc biệt đúng đối với ngành sản xuất.
59% doanh nghiệp ở Pakistan cho rằng sẽ tặng quà để nhận giấy phép xây dựng. Trong khi tỉ lệ ở Nam Á chỉ là 37% và thế giới là 20%. Điều này đánh dấu sự gia tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp muốn mở rộng và giảm mức độ sẵn sàng đầu tư trong doanh nghiệp khi kết hợp với các chi phí khác như quà tặng dự kiến cho quan chức thuế, hợp đồng chính phủ và các thủ tục mang tính quan liêu khác.
Trong khi các cơ quan điều hành như Cục Trách nhiệm giải trình Quốc gia (NAB) được trao nhiều quyền hạn hơn, vấn đề tham nhũng thường xuyên mà các chủ doanh nghiệp phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Hoạt động nhận và tặng quà cho quan chức Chính phủ có khả năng tràn lan khi các công ty tham gia vào các hoạt động liên quan đến nộp thuế và để giành được hợp đồng với Chính phủ. Báo cáo cho biết thêm, điều này làm giảm cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và làm giảm sự sẵn lòng của các nhà đầu tư không thể hoạt động giữa những rào cản không chính thức.
Tham nhũng trong các lĩnh vực khác nhau
Như đã đề cập ở trên, 32% doanh nghiệp Pakistan tin rằng tham nhũng là một rào cản lớn trong kinh doanh. Những con số này có thể khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực.
Ở Pakistan, khoảng 16% các tổ chức hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thừa nhận đã nhận được ít nhất một yêu cầu đưa hối lộ (khu vực Nam Á là 22%, toàn cầu là 15%).
Đặc biệt trong ngành sản xuất, 49% doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô và thiết bị vận tải, 37% doanh nghiệp trong ngành sản phẩm hóa chất và 22% doanh nghiệp ngành dệt may cho biết đã nhận được ít nhất một yêu cầu hối lộ.
Những yêu cầu này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô của doanh nghiệp và các khía cạnh như số lượng giấy phép và sự chấp thuận của Chính phủ mà họ cần để hoạt động. Chẳng hạn, các nhà sản xuất ô tô cần có sự phê duyệt trên quy mô lớn và liên tục được hỗ trợ để hoạt động.
Những ngành này cần có sự phê duyệt nhất quán và thường xuyên và do đó có thể khuyến khích các quan chức Chính phủ tận dụng để thu lợi.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, 28% tổng số doanh nghiệp xác định tham nhũng là một cản trở lớn. Tỷ lệ ở khối doanh nghiệp bán lẻ là 27%, khách sạn và nhà hàng 21%... Khi so sánh với ngành sản xuất, rõ ràng là tính chất của doanh nghiệp và phạm vi hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của các hành vi tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh