Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 26/09/2024 - 12:42
(Thanh tra) - Qua số liệu thống kê của Chính phủ cho thấy, việc trực tiếp tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện tốt nhất ở chủ tịch xã và thấp nhất là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: P.Thắng
Sáng 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.
Số đoàn đông người đến Thanh tra Chính phủ tăng rất mạnh
Theo báo cáo của Chính phủ, trong 10 tháng (từ 1/10/2023 đến 31/7/2024), có gần 256.000 lượt người đến cơ quan hành chính Nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, với tổng số người được tiếp là 280.510 người về 206.382 vụ việc, có 2.024 đoàn đông người.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã tiếp 3.741 lượt, với 8.626 người được tiếp đến trình bày về 3.106 vụ việc, có 245 đoàn đông người.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói, Thường trực Ủy ban này đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan đã nỗ lực trong việc tổ chức tiếp công dân với những đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả.
So với năm 2023 (đủ 12 tháng), cơ quan thẩm tra đánh giá số đoàn đông người năm 2024 có thể không tăng, nhưng, số đoàn đông người đến Thanh tra Chính phủ lại tăng rất mạnh (245 đoàn, so với năm 2023 có 107 đoàn, bằng 229%); số đoàn đông người đến các bộ, ngành giảm mạnh (91 đoàn, so với năm 2023 có 202 đoàn, giảm 55%).
“Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân của tình hình này để có giải pháp phù hợp xử lý, khắc phục”, ông Hoàng Thanh Tùng nói.
Thủ trưởng cơ quan ủy quyền tiếp công dân vẫn nhiều
Liên quan việc chấp hành quy định về số ngày tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả số ngày ủy quyền tiếp công dân), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện tốt nhất (97% số ngày theo quy định), tiếp theo là chủ tịch UBND cấp huyện (95% số ngày theo quy định), bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (92% số ngày theo quy định) và thấp nhất là chủ tịch UBND cấp xã (84% số ngày theo quy định).
Việc trực tiếp tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện tốt nhất ở chủ tịch UBND cấp xã (trực tiếp tiếp 92%, ủy quyền tiếp 8%), tiếp theo là chủ tịch UBND cấp huyện (trực tiếp tiếp 84%, ủy quyền tiếp 16%), chủ tịch UBND cấp tỉnh (trực tiếp tiếp 82%, ủy quyền tiếp là 18%) và thực hiện thấp nhất là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (trực tiếp tiếp 59%, ủy quyền tiếp 41%).
Đánh giá ưu điểm, kết quả việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, Chính phủ nhận định người đứng đầu các cấp, các ngành đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tiếp công dân và thực hiện ngày càng tốt hơn trách nhiệm tiếp công dân theo quy định.
“Theo số liệu trong báo cáo cho thấy, tình trạng thủ trưởng cơ quan ủy quyền tiếp công dân tại bộ, ngành, địa phương vẫn còn nhiều” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu.
Báo cáo thẩm tra lưu ý, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ủy quyền tiếp công dân chiếm 41% số ngày theo quy định.
Mặc dù việc trực tiếp tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện có tiến bộ hơn so với năm 2023 (cấp tỉnh là 82%, so với năm 2023 là 79%; cấp huyện là 84%, so với năm 2023 là 79%), nhưng nếu tính chung số ngày tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả số ngày ủy quyền tiếp công dân) thì ở cấp chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện giảm (cấp tỉnh là 97%, so với năm 2023 là 112%; cấp huyện là 95%, so với năm 2023 là 103%).
Thêm nữa, theo Ủy ban Pháp luật, báo cáo cũng chưa chỉ ra cụ thể bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cơ quan, địa phương chưa thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tiếp công dân; chưa đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với hân dân, nhất là để giải quyết những vụ việc, vấn đề nổi cộm, bức xúc…
Cần làm rõ “địa chỉ” hạn chế để xác định trách nhiệm
Để nâng cao hiệu quả của công tác này, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ từ năm sau cung cấp trong báo cáo đầy đủ hơn thông tin về các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị làm tốt, chưa tốt để phát huy, nêu gương với những điển hình.
Cạnh đó, yêu cầu chấn chỉnh, xem xét trách nhiệm đối với những cơ quan, cá nhân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị báo cáo của Chính phủ cần bổ sung, làm rõ “địa chỉ” cụ thể của những bất cập, hạn chế ở lĩnh vực nào, ở cơ quan, đơn vị, địa phương nào, bộ phận công chức nào, để xác định trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp.
“Nếu vẫn chỉ nêu chung chung thì khó có thể khắc phục hiệu quả được những tồn tại, hạn chế trong công tác này”, Ủy ban Pháp luật nhận định.
Thường trực Ủy ban pháp luật nhận thấy, năm 2025, dự báo tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.
Cùng với các dự án đầu tư lớn đã và đang được triển khai như các dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội… cũng như các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, dự báo “điểm nóng” phát sinh khiếu nại, tố cáo hành chính vẫn liên quan đến đất đai, môi trường…
Năm 2025 là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong đó có công tác quy hoạch, luân chuyển, sắp xếp, bố trí cán bộ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội có thể phát sinh đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác nhân sự…
Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần quan tâm, bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ cụ thể tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).
Kim Thành
19:39 21/11/2024(Thanh tra) - Cầm trong tay chiếc Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp thanh tra" với bao nhiêu bâng khuâng chuyện đời, chuyện nghề, tôi cũng không nghĩ rằng, đời lại cho mình gắn bó với nghề lâu đến thế. Tưởng rằng chừng ấy năm, công việc đã quen như hơi thở thì chẳng có gì để nói, vậy mà lúc này trong tôi lại đang trào dâng thật nhiều cảm xúc vui buồn với nghề.
Phạm Quang Thắng - Chánh Thanh tra thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
08:00 21/11/2024Cảnh Nhật
21:28 20/11/2024Trần Kiên
18:46 18/11/2024Trần Kiên
18:40 18/11/2024Thanh Nhung
16:17 18/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên