Năm 1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Tiếp đến là các chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (năm 1976), Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999)… Nhiều lãnh đạo cấp cao của Thụy Điển cũng đã thăm chính thức Việt Nam như: Thủ tướng Carl Bildt (1994), Chủ tịch Quốc hội Birgiha Dahl (1995), Phó Thủ tướng Lena Hjelm-Wallen (1999), Bộ trưởng Ngoại giao Anna Lindth (2001), Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và Hoàng hậu (2004), Thủ tướng Goran Persson (2004)...

Cũng bởi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt mà từ cuối 1972, Chính phủ Thụy Điển hình thành ý tưởng viện trợ cho đất nước Việt Nam đang phải vật lộn với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xây dựng một nhà máy sản xuất giấy từ nguồn tiền viện trợ của Chính phủ với tiền quyên góp hỗ trợ của nhân dân yêu chuộng hòa bình Thụy Điển ủng hộ Việt Nam (khoảng 2,5 tỷ SEK – tương đương 415 triệu USD). Cần lưu ý, công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giấy chính là một trong những thế mạnh kinh tế tiềm tàng của Thụy Điển.

leftcenterrightdel
 Đoàn chuyên gia Thụy Điển chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy Giấy (Tổng công ty Giấy Việt Nam)

Từ ý tưởng của Chính phủ Thụy Điển, tháng 10/1973, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định phê duyệt “Nhiệm vụ thiết kế thi công công trình Nhà máy giấy Bãi Bằng” tại huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ). Khởi công vào năm 1974, sau 8 năm các chuyên gia, cố vấn kỹ thuật Thụy Điển sát cánh cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam xây dựng và nhà máy được khánh thành, đi vào hoạt động, cho ra những tấn sản phẩm giấy đầu tiên vào ngày 26/11/1982. Lúc này Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong thời kỳ bao cấp và giấy là một trong những mặt hàng thiết yếu mà hàng năm nhà nước phải nhập khẩu để phục vụ cho các nhu cầu bức thiết của xã hội. Với sản lượng hơn 30.000 tấn giấy xuất xưởng trong vài năm đầu rồi dần đưa lên hơn 40.000 tấn những năm giữa và cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, về cơ bản Việt Nam đã giải tỏa được “cơn khát giấy” tồn tại bấy lâu. Cùng thời gian thi công xây dựng Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhân dân và Chính phủ Thụy Điển còn viện trợ 25 triệu USD cho Việt Nam xây dựng một bệnh viện nhi.

40 năm qua, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Bệnh viện nhi Thụy Điển đã trải qua nhiều lần đổi tên: Nhà máy thành Công ty, rồi hợp nhất với Tổng công ty Giấy Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con; Bệnh viện Nhi Thụy Điển (có thời kỳ mang tên Thủ tướng Olop Palme) thành Bệnh viện Nhi Trung ương. Những năm gần đây, cả hai công trình đều đã được đầu tư mới về kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại, đáp ứng và phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu hai mảng lĩnh vực bức thiết của cuộc sống và xã hội Việt Nam…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Đoàn chuyên gia Thụy Điển tham quan Nhà máy Giấy (Tổng công ty Giấy Việt Nam) 

Không chỉ những năm tháng khó khăn, khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, Thụy Điển cũng là quốc gia đi đầu, tích cực giúp đỡ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB. Những năm 90 của thế kỷ XX, Thụy Điển đã ký hàng loạt văn kiện với Việt Nam như: Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế; Hiệp định Hợp tác vận chuyển hàng không; Hiệp định hợp tác, hỗ trợ văn hóa…

leftcenterrightdel
 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe tặng hoa chúc mừng tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Giấy Bãi Bằng

Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Giấy Bãi Bằng (26/11/1982 - 26/11/2022), bà Ann Mawe – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam vui mừng chia sẻ: “Giấy Bằng là dự án thành công, thể hiện tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Thụy Điển. Chúng tôi rất tự hào về mối quan hệ đối tác và tình bạn lâu dài này. Điều tuyệt vời nhất là Nhà máy Giấy Bãi Bằng sau 40 năm đã sản xuất các sản phẩm giấy cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.

Một số hình ảnh của Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng 40 năm Ngày truyền thống Bãi Bằng, tái hiện lại toàn bộ một chặng đường lịch sử vinh quang và kiêu hãnh, thấm đượm tình hữu nghị Việt Nam – Thụy Điển:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng 40 năm Ngày truyền thống Bãi Bằng, tái hiện lại toàn bộ một chặng đường lịch sử vinh quang và kiêu hãnh, thấm đượm tình hữu nghị Việt Nam – Thụy Điển:
Đỗ Quyên