Theo dõi Báo Thanh tra trên
TN
Thứ sáu, 14/02/2025 - 16:28
(Thanh tra) - Nghề đúc đồng nức tiếng tại huyện huyện Yên Xá, huyện Ý Yên (nay là thị trấn Lâm) trải qua hơn 900 năm phát triển với nhiều bước thăng trầm, nhưng với những bàn tay và khối óc tinh hoa, sáng tạo cùng với sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại của những nghệ nhân nơi đây đang gầy dựng nên làng nghề vững trãi, vươn tầm quốc tế.
Dưới bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo Nghệ nhân Dương Xuân Tuyên nhiều tác phẩm có giá trị đã ra đời. Ảnh: TN.
Theo cuốn “Tống Xá - Làng nghề đúc truyền thống - Cội nguồn xưa và nay”, làng Vạn Điểm, Tống Xá xưa thuộc xã Vạn Xá, do 2 ông tổ là Tống Phúc Thành và Dương Vạn Hợp cùng hơn 20 gia nhân về đây khai hoang, lập ấp. Năm 1118, nhà sư Nguyễn Chí Thành (pháp danh Minh Không) về đây, dạy dân làng nghề đúc kim loại, kéo bễ thổi lò, chế tạo ra các dụng cụ bằng gang, đồng. Để tưởng nhớ công lao của Thiền sư Nguyễn Minh Không, dân làng Tống Xá đã suy tôn ông là Đức Thánh tổ làng nghề và lập đền thờ tự.
Trao truyền và phát huy thế mạnh nghề tổ truyền, các nghệ nhân Vạn Điểm, Tống Xá không ngừng học hỏi, áp dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo có mặt khắp cả nước và vươn tầm quốc tế với những sản phẩm tiêu biểu, như: tượng Phật, danh nhân, đồ thờ, chuông, tượng mạ vàng, đồ phong thủy. Tiêu biểu: tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng Bác Hồ tại Nhà lưu niệm huyện Định Hóa (Thái Nguyên); Tượng Phật Thích Ca cao 14,8m, nặng 150 tấn, đặt tại Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm - Thiên Trường (thành phố Nam Định), được xem là đại tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
Sự kết hợp giưa truyền thông và công nghệ đã đưa những sản phẩm đúc đồng của Ý Yên bay cao, bay xa. Ảnh: TN.
Trong chuyến đi thực tế, chúng tôi gặp ông Dương Xuân Tuyên (sinh năm 1969, tại làng nghề đúc đồng Vạn Điểm - TT.Lâm - Ý Yên - Nam Định), là thành viên trong dòng họ đúc đồng Dương Quang Hà, cũng là một trong những người nhận giải thưởng “Bàn tay vàng nghệ nhân năm 1998” kỳ cựu bậc nhất làng nghề.
Ông nhớ lại: Thuở xưa, thời ông cha, người dân làng nghề đã biết đúc những vật dụng đồ thờ, chuông đồng. Tuy vậy thời đó người tiêu dùng chưa có điều kiện kinh tế nhiều như ngày nay, nên thời xưa làng nghề thường đúc chủ yếu các vật dụng thiết yếu trong đời sống như nồi đồng, niếng đồng (dùng để đồ xôi), sanh đồng (dùng để xào nấu), mâm đồng, thùng đồng (nấu rượu) hay lưỡi cày bằng gang.
Người dân sống dựa vào nghề đúc đồng gia truyền, không có một trường lớp nào đào tạo. Ngày ấy, khi công cụ máy móc chưa có, thợ đúc đồng tại làng nghề phải dùng những dụng cụ rất thô sơ như dùi đục, thanh chạm, thanh giũa bằng thép, các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay.
Ngày nay, thêm những công nghệ hiện đại được đưa vào áp dụng trong quá trình chế tác, như: Máy cắt CNC (tạo mẫu sản phẩm); máy phân tích quang phổ chuyên dụng (phân tích thành phần hóa học vật liệu), máy mài…
Nhờ bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo, những sản phẩm đồ đồng độc đáo của làng nghề được nổi tiếng mọi nơi qua lời truyền miệng của người dân. Thời mà internet còn chưa có, người mua hàng từ các tỉnh tìm về tận làng nghề để mua hàng, đặt hàng, họ biết đến làng nghề đúc đồng qua những lời truyền tai nhau.
Nếu xưa kia mô hình chung của làng nghề đúc đồng Ý Yên là hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ, thì giờ đây đã hình thành nhiều công ty, doanh nghiệp lớn. Mô hình của các công ty là “cha truyền con nối”, lưu giữ những nét truyền thống mà các thế hệ trước và truyền lại cho con cháu lại tiếp tục lưu giữ và truyền lại cho nhiều đời sau.
Để tạo nên được một sản phẩm bằng đồng phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi những người thợ phải thật tỉ mỉ, cẩn thận và tâm huyết. Thông thường có 6 công đoạn chính để tạo ra một sản phẩm làm bằng đồng; đó là: tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót khuôn, hoàn thiện sản phẩm và đánh bóng. Tất cả phải được thực hiện thận trọng, chuẩn xác để đảm bảo cho sản phẩm không bị vênh và co ngót.
Với nụ cười hân hoan, ông Tuyên cho biét thêm: Giờ đây, không những người thợ như chúng tôi sống khoẻ, mà nhờ các sản phẩm tinh hoa của làng nghề không chỉ được người dân trong cả nước ưa chuộng, mà còn vươn ra một số thị trường nước ngoài, nên đã tạo công việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương và các vùng lân cận.
Lễ bàn giao Lư đồng cho khách hàng Hàn Quốc của Công ty Đúc đồng Dương Quang Hà. Ảnh: TN.
Anh Nguyễn Đăng Dương – Giám đốc Công ty Đúc đồng Dương Quang Hà, cho biết thêm: Với mục tiêu lớn lao đưa nét văn hoá đặc sắc của làng nghề đi muôn nơi, Công ty chúng tôi hướng đến không chỉ thị trường trong nước mà còn thị trường quốc tế. Với bạn bè quốc tế, các sản phẩm đồ đồng còn mang ý nghĩa lớn hơn, đó là “Văn hoá Việt”. Những năm gần đây, nghề đúc đồng thủ công mỹ nghệ đã có cơ hội thu hút các khách hàng nước ngoài, nhờ những đường nét tinh xảo, những sản phẩm có hồn, du khách nước ngoài tìm về đến tận làng nghề để thăm quan & tìm hiểu. Để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng nước ngoài, chúng tôi đã nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm, với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, giám sát chất lượng qua từng khâu, kiểm duyệt từng đường nét kỹ càng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo mang chất lượng cao. Nhờ nỗ lực không ngừng sáng tạo và nghiên cứu giải pháp mới, cơ sở đã đưa được những sản phẩm lớn nhỏ đến tay khách hàng các nước như Mỹ, Đức, Nga, Nhật, Hàn. Trong quá trình sản xuất & cung cấp, công ty luôn đề cao việc lắng nghe ý kiến từ khách hàng, để từ đó làm động lực không ngừng cải tiến, tạo ra những sản phẩm ngày một cao cấp hơn, để có thể mang nhiều sản phẩm ra nước ngoài hơn, đưa đến nhiều quốc gia hơn nữa trong tương lai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ ngày 15/4/2025, Bảo hiểm Bảo Việt chính thức ra mắt chương trình ưu đãi “Du lịch an tâm – Vươn xa kết nối”, tặng 4.000 eSIM quốc tế khi khách hàng tham gia bảo hiểm du lịch Flexi, hứa hẹn “gói gọn” trải nghiệm sống liền mạch, đảm bảo kết nối toàn cầu chỉ với một thiết bị di động.
PV
(Thanh tra) - Thả diều là hoạt động vui chơi quen thuộc, nhưng khi thực hiện gần đường dây điện, trạm điện nó trở thành “Cái bẫy chết người” do nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo người dân không thả diều gần hành lang an toàn lưới điện để đảm bảo an toàn tính mạng và cung ứng điện an toàn, ổn định.
PV
Trà Vân
Diệu Linh
PV
Hoàng Hiệp – Lê Linh
Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc
Hưng Thanh
Trọng Tài
Giang Sơn
Trung Hà
Cảnh Nhật
Hải Hà
Trung Hà