Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Trúc
Thứ hai, 13/06/2022 - 11:12
(Thanh tra)- Một trong những vấn đề quan trọng của Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đang được thảo luận đó là việc đưa ra quy định cụ thể về địa vị pháp lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) một cách bao quát, cụ thể, rõ ràng để gỡ vướng trong quản lý và chịu trách nhiệm với việc thăm dò, khai thác hoạt động dầu khí quốc gia.
Giàn khai thác Hải Thạch - Mộc Tinh
1. Với vai trò là công ty dầu khí quốc gia, trong Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Petrovietnam được tham gia quản lý giám sát đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, được bổ sung nhiệm vụ quản lý hợp đồng dầu khí...
Tuy nhiên, tại bản Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, địa vị pháp lý của Petrovietnam vẫn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Dự thảo hiện giữ nguyên quy định của Điều 14 Luật Dầu khí hiện hành, chỉ bổ sung nhiệm vụ quản lý hợp đồng dầu khí của Petrovietnam. Theo đó, việc không có quy định rõ ràng và trực tiếp về địa vị pháp lý của Petrovietnam sẽ khó khăn cho Petrovietnam trong thực hiện các hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác dầu khí, chưa kể quy trình thủ tục qua nhiều cấp thẩm định gây mất cơ hội cho doanh nghiệp.
Điều này đã được các Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đặc biệt quan tâm, đồng tình khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi vừa qua. Cụ thể, các ý kiến cho rằng, các hoạt động dầu khí gắn lợi ích rất lớn nên việc tăng cường phân công, phân cấp là rất đúng đắn, tuy nhiên đi đôi với đó là việc kiểm soát. Do đó, cần phải thể chế hóa các quan điểm liên quan, thiết kế điều luật chặt chẽ hơn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã nêu rõ, nếu Luật Dầu khí chỉ toàn quy định giao Thủ tướng Chính phủ quyết định thì sau này khi thực hiện luật việc gì cũng trình xin Thủ tướng, không đúng theo tinh thần phân cấp, phân quyền. Cần tránh luật khung, luật ống ở vấn đề này...
Mặt khác, theo Luật Dầu khí hiện hành, Petrovietnam là doanh nghiệp đại diện cho Nhà nước làm kinh tế, không có quyền chủ động quyết định trong đầu tư. Điều này khác với nhiều đối tác nước ngoài, kể cả các công ty dầu khí quốc gia như Petronas (Malaysia), Statoil (Na Uy) - họ được trao quyền sở hữu toàn bộ tài nguyên dầu khí, có thể trực tiếp đầu tư, điều hành hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí thông qua công ty con. Đồng thời, Petronas cũng tham gia cùng với Ban Kinh tế kế hoạch thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ xây dựng các chính sách về dầu khí trong tổng thể các chính sách về năng lượng.
Thực tế trong bối cảnh môi trường cạnh tranh quốc tế rất khắc nghiệt hiện nay, nếu chậm chạp trong các quyết định đầu tư thì khó có thể tranh thủ các cơ hội đầu tư tốt. Chậm chạp do thiếu phân cấp, phân quyền cũng sẽ làm mất tính chủ động của doanh nghiệp, cơ hội tốt sẽ dễ bị bỏ qua và khó đáp ứng tiến độ đầu tư.
2. Về vấn đề phân cấp, phân quyền, địa vị pháp lý của Petrovietnam trong Dự án Luật Dầu khí sửa đổi, ý kiến của UBTVQH đã nêu rõ rằng, cần tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước về dầu khí từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quá trình ra quyết định đầu tư; tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.
Bên cạnh đó là việc hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLVNN) tại doanh nghiệp để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bổ sung quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát của UBQLVNN tại doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của Petrovietnam, doanh nghiệp 100% vốn của Petrovietnam.
UBTVQH cũng đề nghị về việc cân nhắc thiết kế một chương riêng về Petrovietnam để quy định rõ vị trí pháp lý của Tập đoàn; quy định rõ phạm vi quyền gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm của Petrovietnam: 1 - là nhà thầu (nhà đầu tư) độc lập ký kết hợp đồng dầu khí; 2 - thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của Chính phủ; quy định rõ nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước của Tập đoàn; phân cấp phù hợp quyền và trách nhiệm cho Petrovietnam trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh...
Theo đó, quan điểm xuyên suốt được các thành viên UBTVQH đưa ra là Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi cần hướng đến huy động đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ lợi ích quốc gia, giải quyết vấn đề cốt lõi đặc thù theo thông lệ quốc tế; đưa ra quy định cụ thể địa vị pháp lý của Petrovietnam. Các chuyên gia kỳ vọng, với Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới, Petrovietnam sẽ được trao quyền tự chủ để có thể trở nên năng động hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
(Thanh tra) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.
PV
21:09 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương