Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những đột phá lớn trên lĩnh vực kinh tế

Trần Lê ​

Thứ bảy, 18/11/2023 - 21:59

(Thanh tra) – Quá trình dựng xây và phát triển trong giai đoạn hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế Thanh Hóa liên tục đột phá với những bước thần tốc, đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Những đột phá lớn trên lĩnh vực kinh tế của Thanh Hóa đã và đang tạo dấu ấn mạnh mẽ không chỉ khu vực mà trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc, nghe Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Thanh Hóa. Ảnh: Trần Lê

Điều này được minh chứng qua số liệu thống kê qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm 2020 tăng 5,98% so với năm 2019; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,96%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,60% (riêng công nghiệp tăng 12,80%); các ngành dịch vụ tăng 1,68%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,01%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 50,2 triệu đồng, tương đương với 2.156 đô la Mỹ.

Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính tăng 8,85% so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,66% (riêng công nghiệp tăng 17,65%); các ngành dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,32%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 58,1 triệu đồng, tương đương với 2.471 đô la Mỹ.

Năm 2022, Thanh Hóa có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đứng đầu cả nước, tổng thu ngân sách đạt 51.138 tỷ đồng, đạt cao nhất từ trước đến nay. Thanh Hóa lần đầu tiên lọt top đầu tỉnh thành về thu ngân sách lớn nhất cả nước năm 2022.

Còn trong đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã nêu rất cụ thể về lĩnh vực kinh tế trong gần 3 năm qua. Đó là Thanh Hóa vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức về dịch bệnh, lạm phát kinh tế, song tỉnh Thanh tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9,69%, đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước.

Một trong những kết quả nổi bật Thanh Hóa đạt được trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX là công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2023 ước đạt trên 13,6% mỗi năm, cao hơn mục tiêu Nghị quyết.

Nhiều chủ trương, giải pháp được Thanh Hóa triển khai phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng của đại dịch Covid-19, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục khởi sắc. Kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 10,49%. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2022 đạt 252.672 tỷ đồng, gấp 1,34 lần năm 2020. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 2.924 USD, gấp 1,32 lần năm 2020. Thu ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 51.138 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước và là năm đầu tiên thu ngân sách của tỉnh vượt mốc 51 nghìn tỷ đồng, gấp 1,62 lần năm 2020. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực. Năng suất lao động xã hội liên tục tăng, bình quân hằng năm giai đoạn 2021 - 2022 đạt 10,4%; năng suất lao động xã hội bình quân năm 2022 ước đạt 101,5 triệu đồng/người, tăng 20,7 triệu đồng so với năm 2020...

TP Thanh Hóa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Thanh Hóa. Ảnh: Trần Lê

Những số liệu trên càng củng cố và nêu bật thêm về những đột phá lớn trên lĩnh vực kinh tế của Thanh Hóa.

Bước vào giai đoạn mới, định hướng phát triển chung của Thanh Hóa đang quan tâm phát triển các lĩnh vực như: Chuyển đổi số, công nghiệp, đô thị và du lịch.

Đối với chuyển đổi số, hiện Thanh Hóa đang nỗ lực chuyển đổi số tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, mang lại nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đời sống kinh tế, xã hội; làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân. Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, do vậy Thanh Hóa đang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, ưu tiên lĩnh vực quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Nội dung của chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.

Đánh giá cao về Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực công nghệ thông tin là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, Thanh Hóa đứng thứ 15 trong 63 tỉnh, thành phố trên môi trường số và mong muốn đến năm 2026, Thanh Hóa sẽ nằm trong top 10 các địa phương trên cả nước về chuyển đổi số, đồng thời ưu tiên về phát triển chuyển đổi số bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Về lĩnh vực công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế và tiềm năng. Thanh Hóa ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa phục vụ các ngành lọc, hóa dầu, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến nông lâm sản….

Đến năm 2030, Thanh Hoá cần tập trung phát triển mạnh các ngành: Lọc, hóa dầu mà trọng tâm là hóa dầu; Cơ khí chế tạo; Luyện kim; Năng lượng; Chế biến và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu như: Dệt may, da giày, điện tử... và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ liên quan phục vụ các ngành này.

Các lĩnh vực mà Thanh Hóa cũng tạo đột phá trong thời gian tới là phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm trong đó, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch được đánh giá là một trong những khâu đột phá, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa. Hiện nay, hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước được đầu tư phát triển. Mạng lưới thương mại phát triển mạnh, nhất là các cửa hàng xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, thu mua nguyên liệu thủy sản; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh và rộng khắp từ đô thị đến nông thôn. Với mục tiêu đưa thương mại trở thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025...

Hy vọng, trên tất cả các lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế Thanh Hóa có những bước đột phá thần tốc, gặt hái nhiều thành tựu đặc biệt về kinh tế góp phần đưa Thanh Hóa lên tầm cao mới, một vị thế mới, trở thành một tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PC Thái Bình nỗ lực làm tốt công tác quản lý vận hành đối với TBA 110 kV thuộc tài sản khách hàng

PC Thái Bình nỗ lực làm tốt công tác quản lý vận hành đối với TBA 110 kV thuộc tài sản khách hàng

(Thanh tra) - Trạm biến áp 110kV Amon Nitrat E11.12 là TBA trực thuộc nhà máy Amon Nitrat - Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình được Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) thực hiện thuê bao quản lý vận hành. Trạm được khởi công xây dựng từ ngày 27 tháng 7 năm 2022 và được đóng điện đưa vào vận hành từ ngày 25/02/2023.

Theo EVNNPC

21:09 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm