Mục đích của phong trào thi đua là tạo động lực mạnh mẽ đối với tập thể, cá nhân trong toàn ngành Thanh tra phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam.

Thông qua phong trào thi đua để tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm; tăng cường đoàn kết, hợp tác, phối hợp, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác, xây dựng cơ quan, đơn vị, ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Theo đó, các hoạt động thi đua được tổ chức phải có sự đổi mới về cả nội dung, hình thức và phương pháp; xác định rõ biện pháp tổ chức thực hiện; tiêu chí đánh giá thi đua phải bám sát mục tiêu thi đua; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Công tác thi đua khen thưởng gắn với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trên các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm ổn định trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước.

Nội dung phong trào thi đua tập trung thực hiện các nội dung như tiếp tục phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng; tiếp tục đổi mới công tác thi đua theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị. 

Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

leftcenterrightdel
 Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trao Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ năm 2023 cho tập thể Báo Thanh tra. Ảnh: LP

Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó yêu cầu chánh thanh tra các bộ, ngành, địa phương; thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP.

Thi đua đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động thanh tra; áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành trên các lĩnh vực hoạt động.  

Bên cạnh đó, tiếp tục hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

leftcenterrightdel
 Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện lãnh đạo các tập thể nhận Cờ Thi đua năm 2022. Ảnh: LP

Tại Hội nghị Triển khai công tác ngành Thanh tra năm 2023, TTCP đã công bố quyết định tặng Cờ Thi đua của TTCP cho 17 tập thể đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước ngành Thanh tra năm 2022.

Danh sách các tập thể được tặng Cờ Thi đua năm 2022

1. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, TTCP 

2. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II), TTCP 

3. Vụ Pháp chế, TTCP 

4. Báo Thanh tra, TTCP 

5. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải

6. Thanh tra Bộ Quốc phòng

7. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

8. Thanh tra thành phố Hà Nội

9. Thanh tra tỉnh Bắc Ninh

10. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk

11. Thanh tra tỉnh Cao Bằng

12. Thanh tra tỉnh Yên Bái

13. Thanh tra tỉnh Quảng Trị

14. Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi

15. Thanh tra tỉnh Đồng Tháp

16. Thanh tra tỉnh Kiên Giang

17. Thanh tra tỉnh Đồng Nai 

 

Phương Hiếu