Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác lập, quản lý quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập

Phương Anh- Phương Hiếu

Thứ năm, 11/07/2024 - 22:50

(Thanh tra) - Tuy đã có những bước tiến quan trọng trong công tác lập, quản lý quy hoạch đô thị, nhưng qua tổng hợp bước đầu của cuộc thanh tra diện rộng thấy vẫn có nhiều tồn tại, hạn chế về phương pháp, quy trình và nội dung lập quy hoạch đô thị; hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ và chất lượng của công tác dự báo phát triển chưa cao... cần sớm có đề xuất, giải pháp để tháo gỡ.

Ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I (TTCP) trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: PV

Chia sẻ tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Thanh tra về "một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện triển khai thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng", ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I), Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, sau 35 năm đổi mới, công tác quy hoạch, xây dựng quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, số lượng lớn đô thị được lập quy hoạch và xây dựng, chất lượng các đô thị được nâng cao về mọi mặt; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở được nâng cao; theo đó đời sống của người dân cũng từng bước được nâng lên.

Tuy đã có những bước tiến quan trọng trong công tác lập, quản lý quy hoạch đô thị, nhưng qua tổng hợp bước đầu của cuộc thanh tra diện rộng thấy vẫn có nhiều tồn tại, hạn chế về phương pháp, quy trình và nội dung lập quy hoạch đô thị; hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ và chất lượng của công tác dự báo phát triển chưa cao... qua công tác thanh tra cần sớm có đề xuất, giải pháp để tháo gỡ.

Vụ trưởng Vụ I cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định hướng chương trình thanh tra năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch thanh tra năm 2023 của TTCP; TTCP đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong cả nước thực hiện thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; thành lập tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp việc thanh tra của thanh tra các địa phương về thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng.

Mục đích thực hiện thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng cũng được xác định rõ là để nhằm phát hiện những sơ hở, bất cập, khuyết điểm, vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) để có biện pháp chấn chỉnh xử lý kịp thời, nghiêm minh; về phạm vi thanh tra, cơ quan chức năng sẽ thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật, chế độ, chính sách, văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, trong đó tập trung vào quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; nội dung thanh tra còn làm rõ việc ban hành văn bản cơ chế, chính sách về quy hoạch; công tác tham mưu, chấp hành pháp luật tổ chức  thực hiện, quản lý xây dựng; việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố cáo có liên quan, thời kỳ thanh tra từ 1/1/2015 đến ngày 1/12/2023 khi Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực.

TTCP đã thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra trực tiếp việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại Bộ Xây dựng và một số địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Long An. Trên cơ sở đó, thanh tra các địa phương sẽ căn cứ hướng dẫn của TTCP, khảo sát, nắm tình hình tại địa phương mình và xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng phù hợp với thực tế tại địa phương.

Riêng các địa phương có đoàn thanh tra do TTCP thực hiện, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp và báo cáo với TTCP, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để đảm bảo không chồng chéo về phạm vi, nội dung thanh tra.

Các đại biểu tham dự tại hội nghị. Ảnh: PV

Ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I cho biết, đến thời điểm hiện nay, TTCP đã trực tiếp thanh tra và đang hoàn thiện kết luận thanh tra tại Bộ Xây dựng; các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Long An; dưới sự hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc của TTCP, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã thực hiện thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; 32/63 tỉnh, thành phố đã có báo cáo kết quả thanh tra và TTCP đang tiếp tục tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trong thời gian tới.

“Đến thời điểm hiện nay, chưa nhận được phản ánh việc chồng chéo về phạm vi nội dung thanh tra giữa các đoàn thanh tra của TTCP và thanh tra tại các địa phương”, lãnh đạo Vụ I chia sẻ.

Từ thực tế trên, đại diện Vụ I đã chia sẻ một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện triển khai thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng để kết quả thanh tra đạt hiệu quả. Đó là xác định rõ mục đích của công tác quy hoạch. Trong đó nhấn mạnh, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, do đó, cần có tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, của tỉnh, của vùng; sớm phát hiện ra những tồn tại để có giải pháp xử lý phù hợp; quy hoạch để tạo ra nguồn lực, do đó, đầu tư thích đáng cho công tác quy hoạch sẽ tạo ra nguồn lực tối ưu và ngược lại, không có đầu tư đúng mức cho công tác quy hoạch có thể gây lãng phí nguồn lực trong tổ chức thực hiện, phát triển thiếu bền vững, không tạo được đột phá.

Phải nhận thức đúng về công tác quy hoạch thì mới có hành động đúng, có tư duy phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đúng với yêu cầu nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn khi thực hiện thanh tra về quy hoạch.

Vụ trưởng Vụ I cũng nhấn mạnh tầm quan trọng về việc nhận thức rõ thực trạng, tồn tại về công tác quy hoạch trong giai đoạn hiện nay, như quy chuẩn, tiêu chuẩn còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của đô thị hóa.

Theo ông Hoàng Hưng, mặc dù phương pháp quy hoạch thời gian qua đã có nhiều đổi mới căn bản, song vẫn chưa theo kịp các yêu cầu quản lý, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cách tiếp cận còn nặng theo cách áp đặt từ trên xuống, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng phát huy nguồn lực trong xã hội; sự phối hợp đa ngành trong quá trình lập quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập.

Tỷ lệ bao phủ quy hoạch chi tiết còn thấp. Chất lượng đồ án quy hoạch chưa cao. Việc điều chỉnh quy hoạch đô thị (điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ) còn chưa đúng quy định. Nhiều địa phương không lập kế hoạch quy hoạch theo quy định.

Theo quy định thì các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chung xây dựng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch. UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý. Tuy nhiên trên thực tế, qua kết quả kiểm tra bước đầu thấy nhiều địa phương không lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện quy hoạch theo quy định; dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch không có tính khả thi, quy hoạch “treo”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên K26

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên K26

(Thanh tra) - Ngày 29/10, Trường Cán bộ Thanh tra khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên K26 năm 2024 cho gần 170 học viên là công chức thanh tra của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, địa phương khu vực phía Bắc.

Phương Anh

17:07 29/10/2024
Để người tố cáo bị trả thù, trù dập, phải xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan

Để người tố cáo bị trả thù, trù dập, phải xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan

(Thanh tra) - Theo Thanh tra Chính phủ, để làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Thực hiện và trả lời đầy đủ chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri cả nước.

Hoàng Nam

16:37 29/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm