Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/02/2011 - 09:50
(Thanh tra)- Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) là những nội dung hoạt động cơ bản của công tác thanh tra.
Cần khắc phục cho được những tồn tại trong công tác tiếp công dân
Thực hiện việc tiếp công dân (TCD) là thể hiện quan điểm: “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Tổ chức TCD là xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Nhà nước và nhân dân. Một khi Nhà nước tổ chức tốt công tác TCD, giải quyết kịp thời, có hiệu quả nguyện vọng chính đáng của nhân dân, khi đó mối quan hệ Đảng, Nhà nước và nhân dân sẽ ngày càng thêm gắn bó hơn. Thực hiện việc KN,TC, phản ánh, kiến nghị là quyền của công dân, quyền này được Hiến pháp, pháp luật Nhà nước bảo vệ. Do vậy, làm tốt việc TCD, giải quyết KN,TC của công dân làm ổn định tình hình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là củng cố lòng tin của dân với Đảng, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thời gian qua, công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC của công dân ở tỉnh Thái Bình đã củng cố về mặt tổ chức. Từ đầu năm 2002 UBND tỉnh đã thành lập Phòng TCD trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tiếp dân. Thanh tra tỉnh có một phòng nghiệp vụ có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ TCD. Các huyện, TP, UBND các sở, ngành trong toàn tỉnh đều bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC của công dân; thực hiện Luật KN,TC, Luật Phòng, chống tham nhũng và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Thái Bình đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành thanh tra trách nhiệm của chủ tịch UBND các huyện TP, giám đốc các sở, ngành trong việc tiếp dân, giải quyết KN,TC của công dân. Kết quả kiểm tra cho thấy: Thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã tổ chức việc TCD theo quy định; bố trí nơi TCD riêng, ban hành nội quy, quy chế về TCD, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác tiếp dân, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trụ sở tiếp dân, từng bước đưa công tác tiếp dân đi vào nền nếp; thực hiện việc tiếp dân với tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay tại nơi phát sinh khiếu kiện; hướng dẫn công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ tiếp dân đã thực hiện tốt việc tiếp nhận, phân loại đơn, xử lý đơn thư, đăng ký, xây dựng lịch tiếp dân, bố trí các ngành, đơn vị liên quan cùng chuẩn bị tài liệu hồ sơ… tư vấn cho lãnh đạo chủ động trong việc TCD. Công tác tiếp dân được cải tiến, sau các buổi tiếp dân của lãnh đạo đã tiến hành phân loại vụ việc, phân công lãnh đạo trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo giải quyết.
Tuy nhiên, công tác tiếp dân của các cấp, các ngành còn có những tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu; có nơi tổ chức TCD còn hình thức, nhất là một số xã còn bố trí phòng TCD chung với văn phòng làm việc do vậy lịch tiếp dân, nội quy, quy chế TCD không có hoặc có nhưng sơ sài, hình thức. Một số địa phương giao cho cán bộ không đủ thẩm quyền thực hiện. Vẫn còn tình trạng cán bộ TCD né tránh trách nhiệm, trả lời thiếu chu đáo, cặn kẽ; hướng dẫn công dân không đúng quy định; khi gặp vụ việc phức tạp còn lúng túng, đùn đẩy, sự việc kéo dài không được giải quyết… nên dẫn đến khiếu kiện vượt cấp; việc chỉ đạo giải quyết các vụ việc sau tiếp dân của lãnh đao chưa kiên quyết. Một số đơn thư giải quyết còn chậm, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thụ lý, giải quyết đơn chưa tốt, chưa tạo sự đồng thuận cao trong quá trình giải quyết. Một số vụ thẩm tra xác minh chưa kỹ, chứng cứ chưa chặt chẽ, dẫn đến việc ra quyết định giải quyết chưa có tính thuyết phục cao, nhiều trường hợp UBND tỉnh chuyển đơn của công dân về huyện, cơ sở để giải quyết theo thẩm quyền nhưng việc giải quyết còn chậm, báo cáo kết quả giải quyết chưa kịp thời để theo dõi, trả lời công dân theo quy định. Bên cạnh đó, công dân nhận thức, hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của người đi KN,TC không đầy đủ, khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp dân, giải quyết KN,TC, kiến nghị, phản ánh của công dân… ngoài việc thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, nội dung đổi mới công tác tiếp dân theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp dân… từ thực tiễn ở Thái Bình, chúng tôi cho rằng, TCD phải gắn với việc giải quyết KN,TC; phải trên cơ sở giải quyết tốt KN,TC, kiến nghị, phản ánh của công dân để thực hiên công tác tiếp dân cho hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể:
Tăng cường trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp dân trước hết là việc bố trí, thực hiện lịch tiếp dân theo quy định. Phải công khai lịch tiếp, người tiếp để nhân dân biết và thực hiện. Chủ động trong việc nắm tình hình và kịp thời giải quyết kiến nghị, KN,TC của công dân thuộc thẩm quyền. Chỉ đạo việc giải quyết ngay từ cơ sở, ngay từ khi sự việc mới phát sinh; không để cho sự việc do không được giải quyết kịp thời, cặn kẽ mà dễ phát triển thành phức tạp; công dân tập trung đông người đến tỉnh và T.Ư khiếu tố.
Tổ chức và bố trí cán bộ chuyên trách có kiến thức tổng hợp, có kinh nghiệm thực tế, am hiểu pháp luật làm công tác tiếp dân; khắc phục tình trạng việc phân công cán bộ “luân phiên” TCD. Làm như vậy sẽ không gắn đến cùng trách nhiệm, hiệu quả của công tác TCD do không nắm được tỷ mỷ, sâu sắc diễn biễn, tình hình sự việc sẽ không có căn cứ để giải thích, hướng dẫn công dân, càng không có cơ sở để tham mưu được hướng giải quyết cho lãnh đạo.
Thực hiện việc lãnh đạo TCD có chuẩn bị. Cụ thể: Công dân đăng ký trước nêu rõ nội dung cần được xem xét trả lời của lãnh đạo trong kỳ TCD. Cán bộ TCD có kế hoạch thu nhận tài liệu, hồ sơ, các căn cứ và kết luận đã được giải quyết; thông báo với cá nhân, đơn vị có liên quan chuẩn bị tài liệu, nội dung làm việc để có tham mưu tốt nhất cho lãnh đạo tiếp công dân được chủ động và có hiệu quả. Các vụ việc chưa được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa đúng chính sách pháp luật, cán bộ TCD phải thống kê, tổng hợp báo cáo và tham mưu để lãnh đạo giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp có thẩm quyền giải quyết và định rõ thời gian báo cáo kết quả giải quyết trả lời công dân, không để bức xúc xảy ra dẫn đến mất ổn định tình hình. Sau kỳ tiếp dân của lãnh đạo đều có văn bản chỉ đạo giao cho các cấp, các ngành, các đơn vị giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời giao cho Chánh Thanh tra tỉnh kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết về UBND tỉnh.
TCD phải tập hợp, phân loại từng vụ việc và đề xuất hướng xử lý cụ thể, trình lãnh đạo giải quyết.
Ngoài việc thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết dứt điểm các vụ việc mới phát sinh, cần đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là đối với chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong công tác tiếp dân và giải quyết KN,TC nhằm uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại cũng như tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC ở các địa phương, đơn vị.
Cuối cùng là, phải tăng cường sự kết hợp giữa các cấp, ngành trong việc giải quyết đơn thư KN,TC của công dân; tích cực giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Nguyễn Tài Khoái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý