Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hợp đồng “ma” lọt qua hai cấp Tòa?

Thứ hai, 21/03/2011 - 14:01

(Thanh tra) - Thanh tra online ra ngày 20/3 đã phản ánh vấn đề trên qua bài “Dự án 327 ở Tây Ninh: Lập hợp đồng “ma” chiếm đoạt đất rừng của dân”. Ngay sau khi Báo phát hành, chúng tôi nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc VQG LG-XM, phàn nàn việc Báo nêu chi tiết ông đến gặp ông Đàm Tuy “xin hòa giải, cụ thể là đưa cho ông Đàm Tuy 30 triệu đồng” để được khai thác rừng trồng do ông Tuy chăm sóc; rằng Báo chỉ nghe một chiều... Ngay lập tức, phóng viên đã trở lại nơi xảy ra vụ việc, thẩm tra lại các chi tiết liên quan, kiểm tra lại các nội dung mà người dân phản ánh, bao gồm việc 2 cấp Tòa “xử ép” khiến người dân trắng tay, mất hết công sức bỏ ra chăm sóc rừng; việc các hợp đồng giao đất giao rừng được ký kết lòng vòng không đúng đối tượng, có dấu hiệu làm giả hợp đồng, chiếm đoạt công sức người dân; việc VQG LG-XM tham gia “phá rừng”… Và, vụ việc ngày càng phức tạp, hé lộ những manh mối mới, qua đó thấy phản ánh của người dân phần nào có cơ sở.

Những gốc cây trên đất ông Tuy sau khi đã bị ông Hùng khai thác

Ông Tuy quả có thiệt thòi…

Điều này được ông Xuân xác nhận qua trao đổi điện thoại với lãnh đạo CQĐD Báo Thanh tra tại phía Nam và cho biết, ông là đại biểu Quốc hội nên rất thương người dân. Tuy nhiên khi xảy ra vụ việc ông chỉ là Phó Giám đốc VQG LG-XM, không trực tiếp ký kết hợp đồng, khi Tòa xử chỉ mời đại diện VQG LG-XM chứ không mời ông, nên dù biết Tòa xử có “ép” ông Tuy nhưng ông không giúp được.

Vậy, sự “thiệt thòi” của ông Tuy nằm ở chỗ nào? Người lính già Đàm Tuy bày tỏ:

Trở lại nơi một thời tham gia đánh giặc, gia đình ông Đàm Tuy khai phá, gỡ bom mìn và đổ mồ hôi để có được hơn 6 ha đất tại ấp Tân Tiến thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Cũng trên phần đất này, ngày 22/7/1993 Ban quản lý Rừng đặc dụng thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, tiền thân của VQG LG-XM hiện nay, đã ký với ông Tuy hợp đồng “trồng rừng gỗ lớn và băng xanh” thời hạn 1 năm (chúng tôi đang tìm hiểu tại sao hợp đồng trồng rừng lại chỉ có 1 năm khi ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết thời gian mà cây chưa lớn? Tại sao trên mảnh đất gia đình ông Tuy nhọc nhằn khai phá, khi Ban quản lý Rừng đặc dụng thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh biến thành đất của Nhà nước lại không hề có quyết định thu hồi hay bồi hoàn công khai phá cho ông Tuy, nghiễm nhiên xóa sạch công sức của gia đình ông?). Dù ký hợp đồng chăm sóc rừng 1 năm, ông Tuy vẫn nghĩ rằng đất này do ông khai phá và ông phải được canh tác. Ông chăm sóc rừng thì ông phải được hưởng thành quả. Cũng vì việc quản lý đất đai không rạch ròi, minh bạch; thực hiện hợp đồng không chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ nên tranh chấp nổ ra, không chỉ với gia đình ông Tuy mà với nhiều hộ khác.

Từ năm 2004 khi Nhà nước mở đường vào Khu di tích căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, ông Tuy phát hiện ông Võ Hoàng Hương, cán bộ của VQG LG-XM, đã bán cây trên đất còn lại (1,6 ha) của ông cho ông  Nguyễn Thanh Hùng ở xã Mỏ Công, huyện Tân Biên. Sau khi VQG LG-XM từ chối giải quyết khiếu nại, ông Tuy đã trực tiếp gặp ông Hương thì được trả lời: “Cây là cây của Vườn Quốc gia và đất là đất của Nhà nước nên tôi bán ông không có quyền, nhưng vì đạo lý ăn quả nhớ người trồng cây nên tôi cho 5 triệu đồng, nếu ông không nhận thì đi mà kiện!”, và ông Hương cho ông Hùng đưa người đến khai thác. Ông Tuy kể lại, trong quá trình khiếu nại việc “bị xâm hại tài sản công dân một cách coi thường pháp luật”, cuối năm 2006, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc VQG LG-XM, đã đến nhà ông đề nghị sẽ đưa 30 triệu đồng để “VQG LG-XM khai thác xong trả lại đất cho ông hợp đồng tiếp”. Ông Tuy không đồng ý, sau đó chính ông Hùng đưa 30 triệu để hòa giải nhưng ông Tuy vẫn từ chối. Lãnh đạo VQG LG-XM cho rằng, tại ông Tuy “cứng đầu” nên bỏ qua nhiều cơ hội hòa giải có lợi cho ông. Ông Tuy lại cho rằng, ông đòi hỏi quyền lợi chính đáng nên không thỏa hiệp.

Tòa chấp nhận các hợp đồng “ma”?

Vụ việc được đưa ra Tòa xét xử. Ông Tuy đòi “ông Hùng phải trả lại 120 triệu đồng” giá trị tiền cây khai thác trên đất do ông Tuy khai phá, chăm sóc. Phiên Sơ thẩm ngày 30/01/2008, TAND huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) tuyên: “Không chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản của ông Tuy đối với ông Hùng”, bởi  ông Hương đã sang nhượng lại hợp đồng trồng rừng “do bà Muội đứng tên” cho ông Hùng, nên ông Hùng khai thác cây là hợp pháp. Ông Tuy kháng cáo. Ngày 30/5/2008, TAND tỉnh Tây Ninh phán quyết “Không chấp nhận việc đòi lại tài sản đối với ông Hùng”. Có thể hiểu, Tòa cho rằng phần đất 6 ha mà ông Tuy khai phá là của Nhà nước do VQG LG-XM ký “hợp đồng trồng rừng” với ông Tuy, nên sau này VQG LG-XM “tự ý loại bỏ hợp đồng với ông Tuy, ký lại hợp đồng với bà Muội”, và bà Muội “sang nhượng cho ông Hương”, nên ông Hương đã “bán cây trên đất” cho ông Hùng.

Lập luận trên bỏ qua nhiều điều không rõ ràng. Thứ nhất là bản “hợp đồng trồng rừng” (3,6 ha năm 1994) giữa ông Võ Văn Lực, Phó BQLR LG-XM ký với ông Sương trên đất ông Tuy khai phá, chăm sóc rừng. Hợp đồng này được lập không ngày, không tháng, không có con dấu của cơ quan chức năng. Thứ hai, bản “Hợp đồng chăm sóc rừng” (1,6 ha năm 1996) giữa ông Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng BQLR LG-XM ký với bà Muội, nhưng… “mở đóng ngoặc” là Sương. Hợp đồng này kèm bản phụ lục mặt trước chữ vi tính, ghép với mặt sau đánh bằng máy thủ công, lập trên đất ông Tuy tại xã Tân Tiến, nhưng lại được UBND xã Hòa Hiệp xác nhận (?). Về mặt tố tụng, ngoài việc ông Sương đã bỏ đi “mất tiêu”, thì bà Muội cũng “vắng mặt” tại Tòa. Vậy nhưng, cả án Dân sự Sơ và Phúc thẩm đều ghi “bà Muội trình bày” trực tiếp là, vào khoảng năm 1994, bà có hợp đồng với VQG LG-XM trên diện tích 1,6 ha, sau đó ông Hương cán bộ VQG LG-XM có đưa cho bà 2,1 triệu đồng, rồi giao diện tích đó cho ai bà không biết (!?).

Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm đến nhà bà Muội (cách xa hàng chục cây số) và đem các tài liệu liên quan ra hỏi, bà Muội “té ngửa” và ký vào góc trên bản hợp đồng xác nhận “tôi không ký bản hợp đồng này”. Ngoài việc khẳng định “không được Tòa án triệu tập”, bà Muội còn cho rằng, trong hợp đồng người ta “mở đóng ngoặc” tên Sương sau tên bà, như thể bà là vợ ông Sương, điều đó không hề đúng.

Tạm thời kết thúc bước đầu điều tra vụ việc, xin được nhắc lại một điều nghịch lý. Thực tế số cây trên diện tích đất có nguồn gốc do ông Tuy khai phá, nhưng ông Hùng lại trực tiếp khai thác hưởng lợi, nhưng không hiểu sao tại các “Quyết định tỉa thưa rừng trồng” năm 2009 và 2010 của cơ quan chức năng, tên bà Huỳnh Thị Muội vẫn đứng “đầu bảng” trong danh sách khai thác. Tuy nhiên, trước “nguồn lợi trên giấy” bà Muội đã từ chối rằng “tôi không có liên quan”, mặc dù bản thân gia đình bà vẫn phải ở “nhà tình nghĩa”. Phải chăng, các tài liệu vừa nêu là những “hợp đồng ma”, được một số cán bộ VQG LG-XM cố ý “phù phép” để chiếm đoạt tài sản, công sức của người khác?

Để trả lời dư luận về tính “công minh” pháp luật trước vụ việc, chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các bản án trên.

Trúc Lâm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm