Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/12/2017 - 11:15
Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa ghi nhận liên tục 2 kỷ lục lịch sử chỉ trong một ngày giao dịch lịch sử, chiếm lại ngôi người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất trên cả nước.
Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Ngày 5/12, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức lấy lại được ngôi vị số 1 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán từ ông Trịnh Văn Quyết.
Khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng lên 53 ngàn tỷ đồng nhờ cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng mạnh trong thời gian qua. Tính tới 5/12, cổ phiếu VIC đã tăng hơn 80% lên mức 73.000 đồng/cp.
Ông Vượng đang trực tiếp sở hữu gần 724 triệu cổ phiếu VIC, trị giá gần 53 ngàn tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros của ông Trịnh Văn Quyết giảm mạnh từ mức gần 220 ngàn đồng/cp xuống dưới 160 ngàn đồng/cp. Khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết giảm mạnh xuống còn khoảng 51 ngàn tỷ đồng.
Trên TTCK Việt Nam, khoảng 1 năm trở lại đây, vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán liên tục có sự thay đổi. Sự tăng giá bất thường của cổ phiếu ROS đã giúp ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC (và cũng là chủ tịch ROS) - nhiều lần chiếm vị trí số 1 từ tay ông Phạm Nhật Vượng.
Tính tới ngày 5/12, trong bảng xêp hạng Forbes, Việt Nam có 2 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet. Ông Vượng hiện có tài sản đạt 4,2 tỷ USD, xếp thứ 491.
Ông Vượng lần đầu tiên lọt top 500 người giàu nhất hành tinh kể từ hồi đầu tháng 11.
Như vậy, không chỉ lọt vào top 500 người giàu nhất hành tinh, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã lấy lại vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Cũng trong ngày 5/12, ông Phạm Nhật Vượng ghi nhận 1 kỷ lục mới. Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng vượt Ô tô Trường Hải để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017.
Theo Bảng xếp hạng VNR500, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 xếp hạng Samsung Electronics Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất và Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay.
Năm 2017 chứng kiến sự trỗi dậy của khối doanh nghiệp tư nhân. Nếu như 10 năm trước, khối tư nhân chỉ chiếm 20% trong tổng số 500 doanh nghiệp thì năm nay con số này tăng lên mức 50%.
Tính chung, Samsung Electronics Việt Nam đứng số 1, Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) lần lượt xếp các vị trí tiếp theo.
Theo H. Tú/VNN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC