Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Lan Trung

Thứ năm, 01/09/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Theo đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế (NNT) giai đoạn 2021-2030 ngành Thuế sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử.

Ngành Thuế đẩy mạnh áp dụng CNTT phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử.

Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra như là một biện pháp hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại thanh tra, kiểm tra.

100% tờ khai thuế sẽ được kiểm tra tự động

Theo đề án, cơ quan thuế đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ tờ khai thuế các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng có sử dụng bộ tiêu chí chấm điểm rủi ro của cơ quan thuế đạt 100%. Tỷ lệ NNT được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt 90%. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế không quá 5%. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt tối thiểu 30% trên tổng số công chức toàn ngành.

Đến năm 2030, tỷ lệ tất cả các tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt 100%. Tỷ lệ NNT được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%. Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thực hiện trong năm có số xử lý so với số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm đạt tối thiểu 92%. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế không quá 3%. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt tối thiểu 35% trên tổng số công chức toàn ngành.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Tổng cục Thuế đang xây dựng và hoàn thiện thể chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra theo hướng áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở kết quả đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro NNT. Xây dựng, nội dung hướng dẫn Luật Quản lý thuế về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá và tích hợp cao trong các khâu thanh tra, kiểm tra thuế.

Nghiên cứu và hướng dẫn các biện pháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các ứng dụng CNTT từ khâu thu thập, xác định đối tượng thanh, kiểm tra thuế đến khâu báo cáo, lưu trữ hồ sơ. Nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh, kiểm tra thuế; khắc phục, hạn chế lỗi đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng; cải thiện hiệu năng, tốc độ của ứng dụng.

Về lâu dài, cơ quan thuế sẽ xây dựng mới và nâng cấp các ứng dụng kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Xây dựng ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước công việc thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3 (xác minh đối chiếu hóa đơn điện tử, đối chiếu số thu nộp, xác minh thông tin dữ liệu từ bên thứ 3 thông qua kết nối dữ liệu tự động). Tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế.

Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ thanh, kiểm tra thuế đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, chuyên nghiệp, liêm chính. Trong đó trọng tâm là kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế tại Tổng cục Thuế, qua đó nâng cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Thanh tra Tổng cục đối với công tác thanh, kiểm tra thuế trong toàn ngành.

Bổ sung lực lượng thanh, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành Thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp với định hướng kiện toàn hệ thống tổ chức thanh, kiểm tra thuế các cấp. Hoàn thiện chương trình, giáo trình và thực hiện đào tạo kỹ năng thanh, kiểm tra cơ bản; các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh, kiểm tra thuế như phân tích báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán... Hoàn thiện chương trình, giáo trình và tăng cường đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thanh tra nâng cao, chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực kinh doanh như: Xây dựng cơ bản, kinh doanh bất động sản, chuyển giá, thương mại điện tử, ngân hàng... Thu thập, phối hợp với các nước, tổ chức quốc tế để tham khảo, xây dựng tài liệu và thực hiện đào tạo các kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra quốc tế, nhất là thanh tra chuyển giá.

Đặc biệt, ngành Thuế sẽ tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật thanh, kiểm tra thuế theo rủi ro phù hợp với đặc điểm của từng nhóm NNT về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế.

Tiếp tục đề xuất trao chức năng điều tra cho cơ quan thuế

Chia sẻ về lộ trình thực hiện, đại diện Cục Thanh kiểm tra cho biết, ngày trong năm 2022, ngành Thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế. Theo đó, từ năm 2023 đến năm 2030, ngành Thuế sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra thuế. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra.

Đồng thời, cơ quan thuế tiếp tục xây dựng và triển khai các chuyên đề thanh, kiểm tra thuế, nghiên cứu ứng dụng AI để xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế trên máy tính. Tăng cường phối hợp quốc tế phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế. Thực hiện phân công công việc đến từng bộ phận, cán bộ công chức trong các đơn vị thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng, đẩy mạnh kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.

Bên cạnh đó, ngành Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền thành lập bộ phận điều tra thuế tại cơ quan thuế để nâng cao tính chủ động và thẩm quyền pháp lý của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế... đề xuất bổ sung cơ quan thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; xây dựng, tham gia xây dựng pháp luật liên quan đến công tác quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra thuế.

Đối với quy trình thanh, kiểm tra thuế phù hợp với pháp luật liên quan, cơ quan thuế tiếp tục nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh tra và tăng cường bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó trọng tâm là công tác thanh tra thuế quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.

Bài và ảnh: Nguyễn Nhị

14:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm