Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/12/2015 - 07:59
(Thanh tra)- Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước (NSNN) “eo hẹp”, để có nguồn cải cách tiền lương trong năm 2016, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính NS của Quốc hội Bùi Đức Thụ nhấn mạnh, muốn giảm chi thường xuyên, phải tinh giảm bộ máy biên chế vì trong kinh phí bố trí chi quản lý hành chính NN tỷ trọng chi trả lương chiếm rất lớn. Ảnh: TN
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ nhấn mạnh, muốn “ngăn” chi thường xuyên, một trong vấn đề rất cấp bách là phải tinh giảm bộ máy hành chính…
- Chi thường xuyên vẫn ở mức cao, chiếm 67 - 70% trong tổng chi NS. Ông nhận định như thế nào về căn bệnh lâu năm vẫn chưa được trị dứt điểm này?
+ Trong điều kiện thu NSNN còn hạn hẹp, áp lực tăng chi NSNN rất lớn. Năm 2016 và trong vài năm tới, áp lực chi trả nợ lớn, nhu cầu chi đầu tư phát triển cao, nhưng áp lực chi thường xuyên vẫn rất lớn.
Ngay trong năm 2016, việc điều chỉnh chuẩn nghèo và cải cách tiền lương đã chi tới 28 nghìn tỷ đồng. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo đã gây áp lực đối với tăng chi thường xuyên trên dưới 17 nghìn tỷ đồng. Thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh tiền lương từ 1,15 triệu đồng lên 1,21 triệu đồng từ 1/5/2016, không tính phần kinh phí đã bố trí để điều chỉnh tiền lương đối với người nghỉ hưu và người có mức lương thấp dưới 2,34 đã thực hiện từ 2015 thì riêng phần mới bổ sung này đã trên 11 nghìn tỷ đồng.
Áp lực tăng chi còn rất lớn như vậy dẫn đến bội chi NSNN tăng và nợ công tăng, ảnh hưởng tới tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động đến an ninh tài chính quốc gia.
- Quốc hội, Chính phủ đã yêu cầu phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên như hạn chế tổ chức lễ hội, khánh tiết, đi nước ngoài... nhưng dường như NSNN vẫn luôn trong tình trạng “căng thẳng” thưa ông?
+ Trước áp lực cân đối NSNN, ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên, thời gian gần đây thậm chí còn tiết kiệm thêm 10% nữa đã làm giảm được những khoản chi thường xuyên chưa thật cần thiết. Năm 2016, có khác biệt hơn, ngoài việc cắt giảm chi ngoài lương, chúng ta còn cắt giảm 30% đối với một số hoạt động lễ hội, khánh tiết, đoàn ra để có nguồn mới cải cách tiền lương được.
- Như ông phân tích, cắt giảm chi thường xuyên thực hiện nhiều năm nay nhưng thực tế vẫn chưa thấm tháp gì. Vậy, cần phải có giải pháp mạnh nào để triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tháo gỡ khó khăn cho Chính phủ trong bối cảnh nguồn thu đang bị bó hẹp hiện nay?
Muốn giảm được tỷ lệ chi thường xuyên, nội dung quan trọng nhất tôi cho là phải giảm chi quản lý hành chính Nhà nước chứ không phải giảm chi vốn sự nghiệp kinh tế. Muốn giảm chi quản lý Nhà nước, phải tinh giảm bộ máy biên chế bởi vì trong kinh phí bố trí chi quản lý hành chính Nhà nước tỷ trọng chi trả lương chiếm rất lớn.
Cá biệt như ngành Giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ trọng chi trả lương cho giáo viên chiếm đến 90 - 95% tổng chi hành chính. Do đó, để giảm chi thường xuyên nói chung và chi quản lý hành chính Nhà nước cũng như chi biên chế lương của đơn vị sự nghiệp thì vấn đề đặt ra rất cấp bách là phải tinh giảm bộ máy.
- Chính phủ nhận định, do bộ máy biên chế cồng kềnh làm tăng áp lực chi NS, đồng nghĩa với giảm hiệu quả bộ máy. Cho nên trong 3 năm đã "đóng băng" biên chế nhưng thực tế giảm vẫn chậm, thậm chí có nơi còn tăng, thưa ông?
+ Quốc hội đã có Nghị quyết, Luật Công chức Nhà nước năm 2010, Luật Viên chức Nhà nước năm 2012 đã có những quy định về vị trí việc làm, về quản lý tuyển dụng công chức, viên chức (CCVC) trên tinh thần triệt để tiết kiệm. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện, sự chuyển biến còn chậm, cũng có lý do từ việc chia tách các địa giới hành chính (xã, huyện) thời gian qua và một số cơ quan thành lập đơn vị mới dẫn đến phải bổ sung thêm biên chế, là nhân tố làm tăng biên chế.
Dù vậy, vẫn phải thực hiện giảm dần đội ngũ CCVC. Vừa rồi, số biên chế giảm chủ yếu do người về hưu, còn số CC không đáp ứng yêu cầu thì chưa có giải pháp tổng thể, toàn diện để thực hiện nhiệm vụ này. Điều quan trọng nhất phải đánh giá trách nhiệm cán bộ, xác định ai là người thừa để có biện pháp tinh giảm biên chế.
Trường hợp CC kém năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, phải có phương án đào tạo hoặc chuyển sang lĩnh vực khác, hỗ trợ đào tạo dạy nghề hay có cơ chế hỗ trợ tài chính để trả thêm cho người lao động nghỉ hưu trước thời hạn…
Có điều, việc đánh giá CCVC chưa đủ tiêu chuẩn vừa qua vẫn chưa thực tế. Qua báo cáo tổng kết năm tôi thấy, trường hợp kỷ luật, chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, phần đông là hoàn thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy làm chưa sát. Chúng ta có thể thực hiện khoán chỉ tiêu biên chế. Ví dụ năm nay đơn vị này có 100 biên chế, sang năm phải rút xuống 80, nghĩa là đơn vị đó phải đánh giá bầu chọn, thanh lọc theo yêu cầu. Nếu làm dân chủ công khai, tôi tin sẽ làm được, quan trọng là cách làm.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý