Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/12/2016 - 22:44
(Thanh tra) - Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp (DN) Nhà nước (DNNN) chiều ngày 6/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trách nhiệm thực hiện lộ trình cổ phần hóa, Bộ nào, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn nào "không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý" và "không để sau khi cổ phần hóa DN trở nên teo tóp, nếu để teo tóp như thế là thất bại".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để thất thoát tài sản Nhà nước, chúng ta có lỗi với nhân dân, đất nước. Ảnh: TN
Số lượng DNNN giảm mạnh
Theo báo cáo, trong 15 năm qua, số lượng DNNN đã giảm mạnh, đặc biệt là những DN quy mô nhỏ, DN kém hiệu quả, DN ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ.
Năm 2001, cả nước có khoảng 6.000 DNNN, dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực, thì đến hết tháng 10/2016 chỉ còn 718 DNNN, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực DN (khoảng 0,67%).
Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đạt kết quả tích cực, số DN sắp xếp đạt 96% kế hoạch, DN cổ phần hóa đạt 96,3% kế hoạch của cả 5 năm.
Yêu cầu Bộ Công an vào cuộc vụ tung tin đồn đổi tiền
Đề cập tới tin đồn đổi tiền vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Đây là tin đồn thất thiệt, có dụng ý xấu. Xã hội cần lên án mạnh mẽ những tin đồn loại này để ổn định vĩ mô".
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Công an vào cuộc tìm ra thủ phạm tung tin đồn, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh tế đất nước. "Phải dẹp thông tin thất thiệt, có dụng ý xấu và tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu, yên tâm làm ăn", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 11 gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc Việt Nam sắp đổi tiền, khiến tâm lý người dân hoang mang.
"Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn không có động tác nào, không có hoạt động nào liên quan đến đổi tiền. Bởi đồng tiền của Việt Nam hiện nay kể cả về giá trị, cơ cấu, mệnh giá là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Từ đó, góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho DN sau khi cổ phần hóa huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động, ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN Lê Mạnh Hà cho biết, từ năm 2011 đến nay, đã cơ bản không phát sinh các DN kinh doanh thua lỗ lớn. Phần lớn DNNN sản xuất kinh doanh có lãi.
Một số các dự án không hiệu quả, gây hậu quả nghiêm trọng đều rơi vào giai đoạn trước 2010 như: Vinashin (2010), giấy Phương Nam (2003), Xơ sợi Đình Vũ (2007), các dự án nhiên liệu sinh học (2007), Thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (2005).
Tuy nhiên, theo ông Hà, tổng thể quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN vẫn còn nhiều hạn chế, tiến triển chậm, còn tình trạng lãng phí, nhiều vụ án tham nhũng kinh tế lớn, làm thất thoát tài sản Nhà nước, tỉ lệ thoái vốn ngoài ngành thấp...
“Đáng lưu ý, việc phá sản DN mất nhiều thời gian, có trường hợp kéo dài trên 10 năm. Trong vòng 5 năm qua, chỉ có 9 DN phá sản, nhiều DN thua lỗ kéo dài chưa được xử lý dứt điểm”, ông Hà nêu.
Cổ phần hóa chậm vì muốn "làm ông chủ giả" sài vốn Nhà nước
Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Ông Hà liệt kê là do nhận thức và tầm nhìn của không ít cấp ủy, chính quyền và DNNN về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN chưa đầy đủ, có nơi còn ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ.
Một số cán bộ quản lý e ngại không còn vị trí lãnh đạo, quản lý đối với DN sau cổ phần hóa, thoái vốn nên vẫn chần chừ cổ phần hóa thoái vốn hoặc đề nghị nhà nước tiếp tục nắm giữ tỉ lệ chi phối vốn khi CPH; giám sát còn mang tính hình thức...
Từ thực tế, theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị, việc cổ phần hóa chậm là do tâm lý người đứng đầu DNNN muốn "làm ông chủ giả", sài vốn Nhà nước,... khỏe hơn ông chủ thật bỏ tiền ra để kinh doanh", bởi chỉ cần bảo toàn vốn là được.
Ông Nghị còn ví von, khi bán một cái nhà, phải chống thấm, chống dột, chỉnh trang để cái nhà đẹp hơn và bán được với giá cao nhất.
Tuy nhiên, thực tiễn lại có DN khi bán lại "làm cái nhà xấu đi" để bán giá thấp cho nhóm lợi ích... “Cần có sự giám sát chặt chẽ, hợp lý để bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước khi bán cổ phần”, ông Nghị đề nghị.
Đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì cho rằng, cần tạo lập môi trường để DNNN hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác.
Đặc biệt, khi xem xét, đánh giá tính hiệu quả của DNNN, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần đánh giá tổng thể các hoạt động của DNNN (có hoạt động hiệu quả, có rủi ro) để bảo đảm người đứng đầu DNNN tăng tính năng động, quyết đoán, nắm bắt kịp thời các cơ hội trong sản xuất kinh doanh.
"Không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý"
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, quá trình cổ phần hóa, sắp xếp DNNN cho thấy ích lợi rõ ràng khi có những DN sau khi sắp xếp lại phát triển tốt như VNPT, Vinamilk, Vietnam Airlines...
Cho nên, cần sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN đúng lộ trình, cách làm để thay đổi quản trị DN, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, tạo điều kiện cho DN tư nhân cùng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, cổ phần hóa, cơ cấu lại phải góp phần chống tham nhũng.
Theo Thủ tướng, cổ phần hóa phải có sự giám sát chặt sẽ, có tính cạnh tranh cao cả đầu vào và đầu ra, có động lực để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Quy mô khu vực DNNN phải nhỏ đi, nhưng hiệu quả hoạt động của từng DNNN phải mạnh lên, hiệu quả cao hơn. Vốn NN phải được bảo toàn phát huy tác dụng cao hơn.
Thủ tướng cũng nêu rõ, tái cơ cấu DNNN giải phóng nguồn lực để tăng trưởng nhanh, bền vững hơn. Chúng ta không cổ phần hóa bằng mọi giá, không phải Nhà nước bán hết để tư nhân chi phối.
Lĩnh vực nào cần có vai trò của Nhà nước (năng lượng, ngân hàng, các thủy điện quan trọng...) thì tính toán lại để quản lý cho hiệu quả, còn lại thì rút vốn ra, tạo điều kiện để tư nhân hoạt động...
Để thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng giao trách nhiệm cho từng cá nhân, từng Bộ, ngành, địa phương thực hiện lộ trình cổ phần hóa.
“Bộ nào, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn nào không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý, nhất là tư tưởng không làm. Nếu không làm thì phải đổi lãnh đạo thôi, việc này phải rất cương quyết”.
Cũng theo Thủ tướng, để thất thoát tài sản Nhà nước, chúng ta có lỗi với nhân dân, đất nước, nên phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để không thất thoát.
Kiên quyết xử lý các DN thua lỗ, hạn chế tối đa bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. "DNNN sau cổ phần hóa phải có chiến lược phát triển, không để sau khi cổ phần hóa DN trở nên teo tóp, nếu để teo tóp như thế là thất bại".
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà