Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thấy gì qua các thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại?

Thứ năm, 07/05/2015 - 16:27

Việc sáp nhập đã tạo nên một hệ thống ngân hàng mạnh hơn, tăng khả năng tích lũy, tích tụ trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế.

Dự kiến ngày 22/5 công tác bàn giao MHB về BIDV sẽ được hoàn tất. Ảnh: TNO

Ngay từ những tháng đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức mua lại toàn bộ cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB), và mới đây nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank), đồng thời bổ nhiệm lãnh đạo mới đã đánh dấu bước khởi đầu cho việc sáp nhập ngân hàng năm 2015.

Đến thời điểm này, những cái tên ngân hàng sẽ được tiếp tục sáp nhập đã được chỉ đích danh như: SaigonBank sẽ về với Vietcombank, PG Bank về với Vietinbank, Mekong Bank về MaritimeBank, Southern Bank về với Sacombank, MHB sẽ về với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Những động thái trên thị trường thời gian qua cho thấy, quá trình sáp nhập ngân hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, là tiền đề để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Sau giai đoạn 1 của quá trình tái cơ cấu thành công, giai đoạn 2 với trọng tâm gia tăng năng lực, thu gọn đầu mối ngân hàng theo hình thức mua bán, sáp nhập cũng đang đi vào giai đoạn cuối. Hàng loạt thương vụ sáp nhập ngân hàng đã và đang được triển khai trong thời gian qua, với sự tham gia của các ngân hàng lớn như VietinBank, VietcomBank, BIDV cho thấy, quyết tâm xử lý các ngân hàng yếu kém của Ngân hàng Nhà nước để lành mạnh hóa hệ thống.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2015, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thương vụ sáp nhập Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sẽ hoàn tất vào 25/5/2015. Cuộc sáp nhập này là hoàn toàn tự nguyện và xuất phát từ nhu cầu thực tế của 2 ngân hàng. MHB đang có nhu cầu nâng cao năng lực tài chính, còn BIDV cần phát triển mạng lưới.

Ông Trần Bắc Hà cũng cho biết, nếu để phát triển tự nhiên, BIDV phải mất 7 năm mới có thể phát triển được mạng lưới như của MHB tại thời điểm này. Ngoài ra, tiếp nhận MHB, BIDV sẽ có điều kiện mở rộng phát triển khách hàng nông nghiệp.

Đánh giá cao quá trình tham gia sáp nhập của các Tổ chức tín dụng này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, đây là chủ trương đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế, là sáp nhập hợp nhất một ngân hàng yếu với một ngân hàng khỏe để hình thành một số định chế tài chính lớn có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

“Vẫn cần phải lưu ý là không được để tính chất lan truyền đổ vỡ hệ thống, đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Tiếp đó vẫn phải đảm bảo quyền lợi của cổ đông, người gửi tiền của khách hàng và các bên liên quan. Hơn nữa là phải đảm bảo rằng,  sau khi tái cơ cấu, mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng đó phải hoạt động tốt hơn so với trước khi tái cơ cấu”, ông Trần Bắc Hà nhấn mạnh.

Những bước đi trong quá trình tái cơ cấu của NHNN thời gian qua đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, với sự chặt chẽ, thận trọng mà NHNN với vai trò “bà mối” phải bảo đảm những ‘đôi đũa lệch’ khi về chung một nhà phải ăn nên, làm ra, góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Để khích lệ các ngân hàng lớn, NHNN liên tục cam kết, các “ông lớn” không hề mất mát gì, đồng thời đưa ra cơ chế chính sách, đảm bảo để các ngân hàng không bị thua thiệt, khẳng định việc sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng lớn mở rộng mạng lưới khi mỗi ngân hàng nhỏ có tới 30-50 chi nhánh, phòng giao dịch.

“Trong quá trình tái cơ cấu, quan điểm của NHNN là đảm bảo cho quá trình tái cơ cấu nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước, tránh đổ vỡ hệ thống. NHNN sẽ theo dõi sát sao diễn biến từng Tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống để có giải pháp phù hợp, cần thiết và hỗ trợ về thanh khoản kịp thời để đảm bảo an toàn hệ thống”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng, tiến tới ký kết một loạt các Hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam là phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị rủi ro, là động lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu, hội nhập thành công cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. 

Chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường sẽ là động lực, buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi mới hoạt động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế./.

Theo Văn Hiếu/VOV.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm