Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Siêu dự án Sài Gòn Bình An nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Hằng Linh

Thứ năm, 19/05/2022 - 19:23

(Thanh tra) - Siêu dự án Sài Gòn Bình An trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách các dự án đình đám của nhà phát triển bất động sản hạng sang Masterise. Tuy nhiên, SDI, công ty thực hiện dự án này, liên tiếp bị bêu tên vì nợ thuế hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 15/5, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế trây ỳ đợt 2/2022. Theo đó, có 30 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp lên đến hơn 1.910 tỷ đồng. Đáng chú ý, danh sách này ghi nhận nhiều "tay chơi" lớn trong lĩnh vực bất động sản, đứng đầu là Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI), với số nợ thuế lên tới 404,5 tỷ đồng. Đây cũng không phải là lần đầu tiên SDI bị Cục Thuế TP HCM bêu tên.

Trước đó, trong danh sách doanh nghiệp nợ thuế tháng 8/2019, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, riêng SDI nợ thuế tổng cộng 455,5 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhất trên địa bàn khi đó, chiếm 16,5% tổng số nợ.

Năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại TP HCM. Trong đó, nhiều vấn đề sai phạm tại dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An do SDI làm chủ đầu tư đã được nhắc tới.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa có văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không, không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe cho khối nhà ở, nhà ở kết hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ, để SDI chậm thực hiện việc ký quỹ. Cùng với đó là chậm xử lý các tồn tại của dự án như đã nêu trong kết luận thanh tra, dẫn đến chậm tính để thu tiền sử dụng đất theo quy định và chậm tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng,…

"Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm đối với khu đô thị thuộc trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, các sở, ngành liên quan, UBND quận Bình Tân, quận 7 và UBND thành phố", kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Đường về tay Masterise

SDI được thành lập từ năm 1999, là chủ đầu tư siêu dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An quy mô 117,4ha tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Dự án được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi đất từ năm 2001, với diện tích ban đầu là 137,44ha.

Tháng 10/2015, TP Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, theo đó giảm diện tích dự án về còn 117,4ha. Dù vậy, đây vẫn là dự án có quy mô lớn bậc nhất và vị trí đắc địa còn sót lại ở nội thành TP Hồ Chí Minh.

Trong suốt nhiều năm, SDI được biết đến là thành viên của Tập đoàn Him Lam.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, một tập đoàn địa ốc lớn khác đã thay thế nhóm Him Lam. Dấu hiệu rõ nhất là ông Bùi Đức Khoa ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) và thay thế ông Dương Minh Hùng làm người đại diện theo pháp luật.

Giữa năm 2021, bà Mai Thị Kim Oanh (SN 1980) trở thành Chủ tịch HĐQT của SDI thay cho ông Bùi Đức Khoa. Tuy vậy, cả hai nhân vật này đều giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của SDI.

Ông Đức Khoa rời ghế Chủ tịch nhưng vẫn giữ vai trò Tổng Giám đốc.

Với diễn biến mới, giới đầu tư đã đồn đoán về khả năng đổi chủ, hoặc hợp tác đầu tư giữa hai tập đoàn này tại siêu dự án Sài Gòn Bình An. Hoặc có thể, việc bổ nhiệm bà Oanh là bước đi đầu tiên cho việc tiếp quản dự án của Masterise, nhà phát triển bất động sản hạng sang đang nổi lên như một thế lực lớn trên thị trường.

Sau nhiều vướng mắc, đầu năm 2021, SDI tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án. Tổng thầu là Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Tường Việt. Thầu xây dựng chính là CTCP Xây dựng An Phong.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm