Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nông dân thời công nghệ 4.0

Thứ sáu, 13/03/2020 - 06:32

(Thanh tra)- Xa dần hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” với hàng chục triệu mảnh ruộng nhỏ, manh mún, những năm gần đây, ở các vùng nông thôn xuất hiện những “cánh đồng công nghệ cao”. Ở đó, người nông dân áp dụng thành tựu công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa... nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu cho người nông dân. Và những dịch vụ ngân hàng tiên tiến áp dụng trên các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) đã trở thành những công cụ đắc lực cho những nông dân thời 4.0.

Khi nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao

Ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin có mức đầu tư cao được hội viên, nông dân mạnh dạn đầu tư đưa vào sản xuất như hệ thống nhà kính có hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây, công nghệ IoT... đưa diện tích ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng tăng nhanh, không chỉ tập trung ở các huyện, thành trọng điểm mà nhiều loại hình công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi làm nên thương hiệu nông sản của tỉnh.

Công nghệ thông tin kết hợp với điện tử, viễn thông, tự động hóa đã giải được nhiều bài toán về dự báo thời tiết; dự báo về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... Những năm gần đây, nông dân Lâm Đồng đã được tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp.

Anh Nguyễn Đức Huy (35 tuổi, TP Đà Lạt) là chủ trang trại trồng các loại cà chua, rau thủy canh tại thung lũng trên đèo Mimosa kể: "Làm nông bây giờ điều lo nhất không phải là trồng như thế nào, chăm sóc, theo dõi ra làm sao, mà những thứ quan trọng nhất là ở thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) này".

Tốt nghiệp thạc sĩ sinh học thực vật tại TP Hồ Chí Minh, anh Huy trở về Đà Lạt và nhận thấy nông nghiệp Đà Lạt đang có cơ hội để những người trẻ thử sức. Sau những lần thất bại vì sản xuất phụ thuộc quá lớn vào điều kiện tự nhiên, anh Huy quyết định viết phần mềm điều khiển riêng cho khu vườn của mình, có kết nối với smartphone, máy tính, công cụ đọc, hiểu diễn biến sinh thái thực tế trong vườn. Anh vay vốn Agribank Lâm Đồng 1 tỷ đồng và bắt đầu khởi nghiệp lại.

Anh Huy cho biết, làm nông nghiệp công nghệ cao không phải là sản xuất trong nhà kính mà là sự kết hợp công nghệ vào tất cả các khâu sản xuất của trang trại. Trang trại của gia đình anh Huy ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật hầu hết các trang trại nông nghiệp; các thiết bị cảm biến, thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện vi khí hậu trong nhà kính. Nhờ đó, các phần mềm tự động sẽ đánh giá, so sánh các điều kiện dữ liệu về thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, sinh trưởng của cây để đưa ra các "lệnh" điều chỉnh lượng nước tưới, phân bón, ánh sáng, nhiệt độ…

"Mọi người thường nghĩ, làm nông là cắm mặt trong vườn từ sáng đến tối để chăm sóc cây nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Nay với chiếc điện thoại smartphone có kết nối internet, tôi ngồi bất kỳ đâu cũng có thể kiểm tra sự phát triển của vườn cà chua và các loại rau thủy canh. Sau khi các thiết bị cảm ứng đã phân tích toàn bộ điều kiện thổ nhưỡng, nhu cầu cần chăm sóc của cây, tôi chỉ cần mở điện thoại và ấn nút "duyệt" là tất cả hệ thống tự động sẽ chăm sóc cây theo lập trình máy đã định sẵn. Nhờ đó, trang trại của tôi không cần nhiều lao động và lao động chủ yếu là giám sát hoạt động của hệ thống máy móc", anh Huy cho biết.

Để thanh toán tiền hàng hóa cho khách hàng, anh Huy được Agribank Lâm Đồng  tư vấn cho sử dụng phần mềm thanh toán qua điện thoại. Giờ đây, việc giao dịch với khách hàng trong việc thu mua giống cây hay xuất hàng đi các siêu thị trên toàn quốc anh Huy chỉ việc chuyển tiền giao dịch online. “Tôi rất hài lòng với các dịch vụ thanh toán của Agribank trên smartphone. Nó thật sự tiện ích, tiết kiệm thời gian và giao dịch lại vô cùng nhanh. Giờ đây, khách hàng của tôi khi đặt hàng chỉ cần alo một cuộc điện thoại, nhấn nút chuyển tiền và thế là hàng được phục vụ tận nơi”, anh Huy chia sẻ.

Đưa dịch vụ ngân hàng hiện đại về nông thôn

Nắm giữ vai trò chủ lực trong các đơn vị đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với tỷ trọng lên tới gần 70% tổng dư nợ, Agribank đã triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 2006.

Đánh giá những ưu điểm của việc thanh toán không dùng tiền mặt và quá trình triển khai các ứng dụng công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt qua thực tiễn của Agribank, lãnh đạo Agribank cho biết, Agribank đã tập trung xây dựng nền tảng quan trọng để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng này đồng thời triển khai hàng loạt dự án công nghệ quan trọng như hệ thống core banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các chi nhánh trên toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-banking.

Song song với các sản phẩm truyền thống như huy động vốn, tín dụng, thanh toán, Agribank cung cấp hơn 50 sản phẩm dịch vụ mới trên các kênh phân phối hiện đại như ATM/POS/EDC, Mobile banking, Internet Banking đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Giữa tháng 7 năm 2019, Agribank và MobiFone đã chính thức hợp tác chiến lược toàn diện. Với hợp tác này ngân hàng gần như khép kín mảnh ghép giữa ngân hàng với hệ sinh thái gần 20 doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech và viễn thông để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính nông thôn như hợp tác với MobiFone, Agribank sử dụng các dịch vụ: Cloud Contact Centers; giải pháp chấm điểm tín dụng MOBICS; dịch vụ SMS số dài, SMS Brandname; dịch vụ A Transser Service; Apay Bills… của MobiFone để hỗ trợ xây dựng hồ sơ tín dụng và quản lý, thanh toán các khoản vay, thanh toán các loại hóa đơn thu hộ cho khách hàng.

“Tuy mới tiếp cận với dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank nhưng tôi thấy giao diện của dịch vụ Agribank E-Moblile Banking thân thiện, dễ thao tác, tương thích đa thiết bị, các giao dịch ngân hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và tin cậy. Khách hàng có thể đăng nhập để sử dụng dịch vụ bằng mật khẩu hoặc bằng vân tay; trải nghiệm các dịch vụ tiện ích đi kèm như: Trao đổi thông tin, nhận tiền kiều hối, quản lý đầu tư, ví điện tử, tra cứu thông tin, tìm kiếm... Là một nông dân thời công nghệ không thể không biết đến những tiện ích này nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng”, anh Trần Ngọc Lân, chủ trang trai dâu tây Hoa Farm Lâm Đồng chia sẻ”.

Để giúp khách hàng khu vực nông thôn tiết giảm thời gian đến các điểm giao dịch, bên cạnh hợp tác với MobiFone, Agribank lần lượt hợp tác với 18 đơn vị trung gian thanh toán (bao gồm ZaloPay, SenPay, Momo, Moca, TrueMoney…) nhằm hỗ trợ thanh toán qua ví điện tử trên các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, Agribank cũng ký kết với các đơn vị như ACS Việt Nam, VNPT-Media, VATO.EC… nhằm triển khai các hoạt động thu hộ hóa đơn, chi trả tiền vào tài khoản khách hàng.

Agribank với hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được các đơn vị tài trợ vào các mô hình chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản khép kín theo hình thức cho vay tín chấp, thông qua quản lý dòng tiền. Hoạt động thanh toán mua sắm hàng hóa, vật tư nông nghiệp đầu vào; hoạt động kết nối xuất khẩu nông sản thông qua các trang thương mại điện tử (ngân hàng hỗ trợ thanh toán), hoạt động thanh toán chi trả học phí, viện phí… đã bắt đầu trở nên phổ biến, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân áp dụng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, các sản phẩm, dịch vụ tài chính tại khu vực nông thôn của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở khu vực nông nghiệp - nông thôn đã có mức tăng trưởng cao 18-20%/năm, dư nợ cho vay ở khu vực này đạt khoảng 25% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Thi Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm