Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/08/2017 - 11:01
(Thanh tra)- Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong 7 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 22 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, hứa hẹn bước đột phá mới. Tuy nhiên, giới chuyên gia, nhà khoa học trong nước lo lắng các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng vào lao động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến các nhà đầu tư ký kết tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre 2017 (ngày 20/7/2017). Ảnh: BT
Ào ạt các D.A “khủng”
Mới đây, UBND TP HCM và Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng thực hiện dự án (D.A) Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng 2a (trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2) với tổng mức đầu tư khoảng 20.100 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD). D.A sẽ được đầu tư xây dựng trên khu đất có tổng diện tích khoảng 7,45ha. Theo kế hoạch, D.A sẽ được khởi công xây dựng vào quý III/2017 và hoàn thành sau 72 tháng thi công.
Tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 trong 90 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại TP HCM. Đồng thời hoan nghênh Tập đoàn đã đồng ý ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất để thực hiện D.A. Điều này thể hiện sự cam kết cũng như quyết tâm đầu tư cao của nhà đầu tư vào D.A.
Cũng liên quan đến việc thu hút vốn FDI, vào tháng 6/2017, một số địa phương ở nước ta lại đón nhận 2 D.A “khủng” từ các nhà đầu tư châu Á. Đó là D.A đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa), tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD và D.A Nhiệt điện BOT Nam Định 1 (nhà đầu tư Singapore), tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD.
Trước đó nữa, Công ty Samsung Display (Hàn Quốc) đã chính thức đón nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho D.A mở rộng tại Khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Với D.A này, Samsung Display nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 6,5 tỷ USD. Và trong thời gian này, Bộ KH-ĐT cũng đã cấp phép đầu tư cho D.A đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn (triển khai ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long), tổng vốn đầu tư 1,27 tỷ USD của nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và PVGAS Việt Nam.
UBND tỉnh Bình Dương trao giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI. Ảnh: BT
Như vậy, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm nay, đã có tới 4 D.A tỷ USD “đổ bộ” vào nước ta.
Và mới đây nhất, vào cuối tháng 7, tại cuộc thị sát D.A Liên hợp Thép Formosa, do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) làm chủ đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã được đại diện FHS báo cáo: Hiện tại tổng vốn đầu tư vào D.A là hơn 10,6 tỷ USD, dự kiến tới cuối năm 2017 sẽ tăng lên 11,6 tỷ USD. Đây là nhà máy gang thép khép kín lớn nhất Đông Nam Á.
Kể ra các con số trên cho thấy, các D.A tỷ USD đang dồn dập vào Việt Nam, hứa hẹn nguồn vốn FDI trong năm 2017 sẽ là lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực thu hút đầu tư của nước ta.
Nên tiếp nhận có chọn lọc
Theo các chuyên gia kinh tế, trong 7 tháng qua, nước ta đón nhận các D.A FDI có quy mô vốn lớn, đó là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh của đất nước hình chữ S so với các nước trong khu vực. Song, khi D.A tỷ USD vào nhiều, thì nỗi quan ngại trong nhân dân cũng tăng thêm.
Theo đó, vẫn còn “dư âm” từ những D.A tỷ đô dang dở hoặc chỉ nằm “trên giấy” (đơn cử như D.A Lọc hóa dầu Nhơn Hội ở tỉnh Bình Định, hoặc D.A thép Guang Lian Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi), hay những D.A đã hoặc sắp hoàn thành với những nghi ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường (như Nhà máy Thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh hay D.A Nhà máy Bột giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang).
Ở các kỳ họp Quốc hội gần đây, một số đại biểu Quốc hội từng khuyến cáo, bên cạnh mục đích là tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì chính “bệnh thành tích” đã khiến cho không ít địa phương “lao” vào thu hút vốn FDI, mà thiếu đi sự chọn lọc để đón nguồn vốn ngoại có chất lượng. Chính điều này đã để lại hậu quả là ô nhiễm môi trường hoặc những siêu D.A dở dang.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia tỏ ra lo lắng về những hậu quả tiêu cực của khu vực FDI. Theo một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Kinh tế quốc dân về tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp FDI, hiện có đến 80% khu công nghiệp vi phạm các quy định về môi trường; 70% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn, 23% trong số đó xả chất thải vượt quy chuẩn cho phép 5-12 lần.
Trở lại với danh sách các D.A tỷ đô trong 7 tháng đầu năm nói trên, không khó để nhận ra, dù đã được cấp chứng nhận đầu tư, nhưng với 2 D.A nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 và Nhiệt điện BOT Nam Định 1, phải hết sức cẩn trọng. Thực tế triển khai các D.A điện BOT ở Việt Nam đã cho thấy điều đó.
Tại Hội thảo “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng” diễn ra ngày 28/7 tại Hà Nội, số liệu do Thạc sĩ Tôn Tuấn Nghĩa (Tổ chức Y tế thế giới -WHO) cung cấp cho thấy, xếp thứ 10 trong các yếu tố gây nguy cơ tử vong, ô nhiễm không khí “đóng góp” khoảng 2,85 triệu người chết trong năm 2015 do các bệnh nghẽn phổi và ung thư.
Theo Thạc sĩ Nghĩa, các ngành công nghiệp đốt than, nhà máy nhiệt điện và tình trạng đốt than sưởi trong nhà năm 2015 gây ra phơi nhiễm dài hạn đối với hạt rắn lơ lửng PM2.5 và ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 52% tổng số tử vong toàn cầu do hạt rắn PM 2.5 gây ra.
Tàu nước ngoài vào nhận hàng ở Cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: BT
Trong khi đó, theo Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, thì theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á đã ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) đến 15.700 ca (năm 2030).
Dẫn ra các thông số của cuộc hội thảo này để thấy rằng, trong bối cảnh nhiều cảnh báo liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường do các D.A nhiệt điện than, thì các bộ, ngành hữu quan, cũng như chính quyền các địa phương vùng D.A không thể không cẩn trọng trong kiểm tra, giám sát việc triển khai các D.A, đặc biệt là công nghệ, để tránh những hệ lụy đáng tiếc cho nền kinh tế.
Tại cuộc thị sát D.A Liên hợp Thép Formosa, do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) làm chủ đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định FHS phải tiếp tục coi vấn đề môi trường là vấn đề sống còn đối với D.A lớn này và xem đây là bài học đau đớn. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho FHS sau khi đã khắc phục. Tuy nhiên, nếu vi phạm trở lại nhất quyết đóng cửa.
Bài học từ vụ Formosa không cho phép các địa phương trong nước tiếp tục sai lầm vì muốn thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thật sự ý thức được trách nhiệm của mình trong chính sách tiền kiểm và hậu kiểm với các “siêu” D.A FDI.
Bảo Trâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà