Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 08/07/2013 - 08:34
(Thanh tra) - Nhằm đánh giá, nhận diện vi phạm và tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng đã và đang xảy ra, đồng thời đưa ra những biện pháp để đấu tranh với loại hình tội phạm này, một Hội nghị chuyên đề “Tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng” vừa được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức…
Ngoài những mặt tích cực trong góp phần phát triển kinh tế của hoạt động tín dụng, ngân hàng, vài năm trở lại đây tội phạm trong lĩnh vực này diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính và nhân lực. Điều này làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế, xã hội của đất nước.
Viện KSND tối cao cho biết, từ năm 2011 đến nay cơ quan này đã thụ lý 11 vụ với số tiền thiệt hại ước tính lên tới 4.000 tỷ đồng. Điển hình như vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt của Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh số tiền hơn 3.200 tỷ đồng. Vụ Ngô Thanh Long chiếm đoạt của Ngân hàng Hàng hải và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh số tiền gần 400 tỷ đồng…
Từ thực tiễn đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, các cơ quan chức năng đã chỉ ra tám sai phạm chủ yếu của các cán bộ ngân hàng. Đó là: Cố ý làm sai, hợp thức hóa thủ tục cho vay; Lợi dụng sự thay đổi chính sách để tư lợi; Cho vay tín chấp không đủ điều kiện, cho vay trước, hoàn thiện hồ sơ sau; Vay “ké”, vay lại để sử dụng vào mục đích riêng; Quản lý tài sản, kho hàng thế chấp không chặt chẽ; Định giá tài sản không đúng giá trị thực; Thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay; Chính sách với khách hàng VIP còn nhiều sơ hở.
Theo các cơ quan chức năng, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng có thể phân thành 2 nhóm: Nhóm chủ thể là cán bộ ngân hàng và nhóm chủ thể là người ngoài ngân hàng. Đối với tội phạm là cán bộ ngân hàng, hành vi vi phạm thường biểu hiện thông qua các hình thức như: Tham ô, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Điển hình như vụ Phạm Hồng Kỳ phạm tội tham ô tài sản. Trong thời gian là Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân huyện Châu Đức, ông Kỳ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng từ nguồn quỹ tín dụng. Năm 2007-2008, sau khi được cấp vốn từ Quỹ tín dụng Trung ương, ông Kỳ đã không nhập tiền vào sổ sách, kho quỹ mà tạo dựng hồ sơ tín dụng khống, vay ké từ các hợp đồng tín dụng để chiếm đoạt số tiền trên.
Có trường hợp cán bộ ngân hàng chủ động tìm các kẽ hở trong nghiệp vụ ngân hàng để lừa chính ngân hàng, như trường hợp của đối tượng Nguyễn Quốc Thái, nguyên Trưởng phòng Giao dịch số 2 Bà Rịa, thuộc Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Vũng Tàu. Bằng các thủ đoạn giả mạo chữ ký của thủ quỹ và kế toán phòng giao dịch, Thái đã ghi thêm 70 nghìn USD vào sổ tiết kiệm của mình và thực hiện hàng loạt các hành vi lừa đảo ngay tại ngân hàng mình đang làm việc.
Đối với nhóm chủ thể phạm tội không phải là cán bộ ngân hàng, khi muốn thực hiện được mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng, chúng lợi dụng mối quan hệ quen biết với cán bộ ngân hàng để lập hồ sơ giả, hồ sơ khống, hoặc hồ sơ không bảo đảm khách quan, đúng quy định rồi ký kết hợp đồng tín dụng...
Cụ thể như, vụ Nguyễn Tấn Hùng, Giám đốc và Chủ tịch HĐQT của hai Công ty Đồng Nhân, Công ty Đồng Nhất ở Mỹ Xuân, huyện Tân Thành từ năm 2007 đến 2008, Nguyễn Tấn Hùng đã ký kết với Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Agribank Việt Nam 4 hợp đồng thuê tài sản, nhưng sau đó đã bán số tài sản thuê, chiếm đoạt của ALCII hơn 28 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Có ý kiến cho rằng, trước hết là hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật về tín dụng và ngân hàng; Kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về ngân hàng.
Để làm được điều này, các ngân hàng phải có những động thái rà soát và chấn chỉnh lại quy trình công tác, bịt kín những sơ hở thiếu sót trong hoạt động nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cần được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, phải xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan tổ chức, đơn vị ngân hàng để xảy ra sai phạm.
Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho rằng, khi xảy ra các vụ việc, các ngành, lực lượng chức năng cần tăng cường hỗ trợ, tiến hành xác minh, cung cấp các thông tin liên quan cho ngân hàng khi có yêu cầu.
Về công tác thẩm định tài sản, cũng cần có biện pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, bảo đảm yếu tố khách quan, nhằm phục vụ tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng hiện nay.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi công dân trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tín dụng, ngân hàng; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý