Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/09/2020 - 06:30
(Thanh tra)- Sau một thời gian cạnh tranh quyết liệt, thị trường nước giải khát đóng chai Việt Nam đã định hình rõ nét nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, gồm 3 doanh nghiệp FDI là Suntory Pepsi, Coca-Cola, URC cùng 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp Phát và Masan.
Tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm Tân Hiệp Phát đạt 3.300 tỷ đồng, trong khi tổng lợi nhuận của 2 ông lớn FDI là 3.700 tỷ đồng. Xét về lợi nhuận sau thuế, khoảng cách còn chưa đến 200 tỷ đồng.
Kết quả trên tương ứng tỷ suất sinh lợi vào loại tốt nhất trong ngành: Với 100 đồng doanh thu, Pepsi, Coca-Cola hay URC chỉ thu về 11-15 đồng lợi nhuận thì Tân Hiệp Phát thu về tới 36 đồng - chỉ xếp sau Red Bull với 49 đồng; Vinamilk với vị thế thống lĩnh ngành sữa cũng chỉ thu về 23 đồng.
Lợi nhuận của tổ hợp Tân Hiệp Phát vẫn tăng đều đặn qua các năm, nhưng năm 2019 đã tăng vọt 65% từ 2.000 tỷ đồng lên 3.300 tỷ đồng, do 2 yếu tố là (1) giá vốn hàng bán - có thể là giá nguyên liệu đầu vào - giảm mạnh và (2) đóng góp từ nhà máy mới Number One Chu Lai.
Năm 2018 khi bắt đầu hoạt động, Number One Chu Lai vẫn lỗ 41 tỷ đồng nhưng sang năm sau đã đạt gần 1.400 tỷ đồng doanh thu và 489 tỷ đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó lợi nhuận của riêng công ty Tân Hiệp Phát cũng tăng vọt từ 1.200 tỷ đồng lên gần 1.950 tỷ đồng.
Với 2.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nhân với mức P/E khoảng 20 lần (tương đương với P/E hiện tại của Vinamilk) thì định giá của Tân Hiệp Phát rơi vào khoảng 56.000 tỷ đồng ~ 2,4 tỷ USD. Ông Trần Quí Thanh và gia đình - những người đang sở hữu 100% hệ thống Tân Hiệp Phát - là cái tên sáng giá nhất gia nhập danh sách tỷ phú đô la.
Bên cạnh đó còn phải kể đến hàng chục nghìn tỷ đồng lợi nhuận đã được rút ra để đầu tư vào việc khác. Trong 6 năm gần nhất, lợi nhuận sau thuế của Tân Hiệp Phát, Number One Hà Nam và Number One Chu Lai lên đến 8.700 tỷ đồng và gần như toàn bộ được phân phối lại ngay cho gia đình ông Trần Quí Thanh.
Khoản lợi nhuận khổng lồ được rút ra đều đặn từ Tân Hiệp Phát có thể là lý do chính dẫn đến việc ông Trần Quí Thanh và những người liên quan có những khoản tiền gửi tiết kiệm lên đến gần 6.000 tỷ đồng trong vụ án liên quan đến Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây dựng.
Cách đây hơn 1 năm, gia đình ông Thanh gây bất ngờ khi thành lập cùng một loạt công ty bất động sản với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến gần 19.000 tỷ đồng. Song song với đó, gia đình doanh nhân này cũng được cho là đã âm thầm mua nhiều khu đất có vị trí đắc địa. Ông Thanh từng chia sẻ nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực BĐS theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần, thời cơ chín muồi sẽ "nhảy" sang.
Trong năm 2020, bà Trần Uyên Phương - con gái ông Thanh - cũng đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh số cho Tân Hiệp Phát.
TV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến cập nhật kết quả kinh doanh (KQKD) Quý III/2024 và 9 tháng đầu năm 2024, định hướng hoạt động các tháng cuối năm 2024.
Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư VietinBank
20:28 15/11/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 14/11/2024, Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” năm 2024 đã chính thức khép lại. Giải đặc biệt đã được trao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giải nhất được trao cho Ngân hàng TMCP BIDV. Giải Nhì được trao cho đội thi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Trung ương.…
Lê Phương
20:36 14/11/2024Nhóm PV
17:35 14/11/2024Hương Giang
14:28 14/11/2024Kim Thành
09:00 14/11/2024Hoàng Hiệp
Trọng Tài
Trung Hà
Uyên Uyên
Kim Thành
T.Thanh
T.Lương
PV
Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư VietinBank
Nguyễn Hiền – PC Lào Cai
Theo EVNNPC
Uyên Uyên