Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm không tốt, dẫn dắt nền kinh tế sao được!

Thứ bảy, 05/04/2014 - 07:05

(Thanh tra) - Từ năm 2011 đến nay mới cổ phần hóa (CPH) được 10/80 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); thoái vốn Nhà nước xong được 167/642 DN. Công tác quản trị DN đổi mới thì chậm; quản lý tài chính, đầu tư, quản trị rủi ro, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn lỏng lẻo…

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.

Hàng nghìn lao động dôi chưa sắp xếp được

Theo báo cáo tình hình tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Khối DN Trung ương từ năm 2011 đến nay, tiến độ thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt là CPH, sắp xếp lại DN còn chậm, kết quả rất hạn chế. Trong tổng số 80 DN cần CPH mới thực hiện xong 10 DN. 

Công tác quản trị DN đổi mới cũng chậm. Tại một số tập đoàn, tổng công ty, năng lực quản trị chưa tương xứng với quy mô, vị trí của đơn vị. Công tác quản lý tài chính, đầu tư, quản trị rủi ro, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn lỏng lẻo. 

Hiệu quả hoạt động của các DN trong Khối chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 0,58% trong 3 năm. Việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin, áp dụng công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại trong quản trị DN còn yếu.

Công tác sắp xếp lại lao động còn nhiều vướng mắc. Tại một số đơn vị như Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có số lượng lao động dôi dư cần sắp xếp hàng nghìn người, nhưng chưa giải quyết được làm ảnh hưởng đến tâm tư, cuộc sống của người lao động và hiệu quả của DN.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối DN Trung ương đánh giá: Bên cạnh nguyên nhân khách quan do hầu hết các đề án tái cơ cấu đều mới được phê duyệt; cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ; thị trường chứng khoán suy giảm sâu, tình hình kinh tế, tài chính khó khăn, không thuận lợi cho CPH và thoái vốn thì nguyên nhân chủ quan do các đơn vị thực hiện chưa quyết liệt thực hiện là chủ yếu.

Thêm cơ quan ngang bộ quản lý vốn đầu tư Nhà nước vào DN?

Từ kết quả tái cơ cấu DNNN thời gian qua, Đảng ủy Khối DN Trung ương đề nghị các Đảng ủy trực thuộc phải quyết liệt chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, trong đó bảo đảm CPH và thoái vốn Nhà nước theo đúng tiến độ là trọng tâm hàng đầu; công khai minh bạch kết quả hoạt động của DNNN cũng như kế hoạch tiến độ CPH và thoái vốn… 

Cùng với đó, Đảng ủy Khối DN Trung ương đề xuất sửa đổi Luật DN, bổ sung các quy định riêng điều chỉnh quản lý và hoạt động của các DNNN hoặc xem xét ban hành luật riêng dành cho DNNN phù hợp với đặc thù về chủ sở hữu, mục tiêu hoạt động, vị trí, vai trò… 

Sớm có văn bản pháp lý hướng dẫn CPH bộ phận DN của công ty Nhà nước đã CPH (hiện mới chỉ có hướng dẫn cho công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước theo Nghị định 59/2011).

Đáng chú ý, cần đổi mới nội dung và cách thức giám sát, nâng cao năng lực, động lực giám sát, về lâu dài cần thống nhất trách nhiệm và đầu mối giám sát về một cơ quan chuyên trách quản lý DNNN của Chính phủ thay vì có 5 cơ quan (bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội chủ trì theo lĩnh vực mình phụ trách) như hiện nay. 

Đồng thời, nghiên cứu thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước, là đầu mối thống nhất quản lý các DNNN và vốn đầu tư Nhà nước vào DN.

Chỉ giữ những khâu, lĩnh vực, địa bàn quan trọng và chen chốt 

Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN Khối DN Trung ương đến năm 2015 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: DNNN giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp vào thành tựu quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, cũng nghiêm túc nhìn nhận rằng, DNNN nắm giữ lượng vốn rất lớn, có rất nhiều lợi thế nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế đã có. Một số DN hoạt động chưa hiệu quả, cá biệt có nơi để xảy ra vi phạm đã bị xử lý nghiêm. 

Trong quá trình tái cơ cấu, nếu có vướng mắc thì phải xử lý, tháo gỡ ngay lập tức; phải đặt DNNN tuân theo quy luật khách quan của thị trường, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, “xóa bỏ đặc quyền”; quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch. DNNN cũng chỉ giữ những khâu, lĩnh vực, địa bàn quan trọng và chen chốt. Còn nhiều khâu khác, công đoạn khác thì phải CPH, để DN tư nhân thực hiện. 

“Nếu thực hiện tái cơ cấu xong 32 tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng thuộc Khối DN Trung ương thì cơ bản tái DNNN hoàn thành”, vì vậy, theo Phó Thủ tướng, cần xây dựng kế hoạch với những lộ trình cụ thể, trong đó lấy khâu cơ cấu lại nhận lực, lao động làm quyết định. “Ở đâu cán bộ tốt, năng động, sáng tạo thì ở đó thành công. Nhiều DN chỉ thay lãnh đạo là khác ngay”. 

Phó Thủ tướng lưu ý, DNNN cần tiếp tục khẳng định vai trò và phải được đổi mới quản trị; đi đầu trong đổi mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật, dẫn dắt nền kinh tế phát triển để làm tốt chức năng của mình; chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. “Mình làm không tốt thì nói ai nghe, dẫn dắt nên kinh tế sao được”, Phó Thủ tướng nói.

 Mới thoái vốn được 167/642 DN

Theo Đề án có 642 DN cần thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước; đã thực hiện thoái vốn xong 167 DN với tổng số tiền thoái thu trên 7,8 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến năm 2015, còn tiếp tục thoái vốn toàn bộ tại 472 DN.

Để đẩy mạnh, hoàn thành kế hoạch thoái vốn trước ngày 31/12/2015, Đảng ủy Khối DN Trung ương đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành cho phép các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng mua lại, chuyển nhượng số vốn đầu tư chéo giữa các đơn vị này theo giá trị sổ sách hoặc tự thoả thuận, chứ không phải đấu giá qua sàn giao dịch chứng khoán, nhằm rút ngắn thời gian thoái vốn. Đối với một số khoản đầu tư ở nước ngoài, đề nghị được thoái vốn cho đơn vị chịu trách nhiệm chính của các dự án này hoặc đơn vị do Chính phủ chỉ định.

Đức Hoành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm