Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đức Long Gia Lai (DLG) liên tục thoái vốn các công ty con trong tình thế lỗ nặng

Gia Minh

Thứ năm, 09/12/2021 - 17:03

(Thanh tra) - CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) đã công bố quyết định liên quan đến việc cấu trúc lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long. Ảnh: https://tinnhanhchungkhoan.vn

DLG dự kiến chuyển nhượng toàn bộ gần 7,5 triệu cổ phần FGL tương đương 51% vốn điều lệ của CTCP Cà Phê Gia Lai và chuyển nhượng toàn bộ 4,6 triệu cổ phiếu BHG tương đương 51% vốn của CTCP Chè Biển Hồ.

Thời gian thực hiện chuyển nhượng từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/3/2022, phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. HĐQT DLG ủy quyền cho Tổng Giám đốc đàm phán, thương thảo và quyết định các vấn đề có liên quan trong thương vụ thoái vốn này.

Hai cổ phiếu FGL và BHG đang được giao dịch trên sàn UpCOM từ năm 2018, tuy nhiên do cơ cấu cổ đông cô đặc nên gần như không có thanh khoản. Hiện FGL đang dừng ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu trong khi BHG giữ giá 11.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, lượng cổ phần mà DLG định thoái vốn có giá thị trường vào khoảng 150 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh quý III/2021, DLG ghi nhận doanh thu thuần đạt 395 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng giảm 35% xuống còn 75 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp co lại từ 24% về 19%.

Ngược lại, doanh thu tài chính tăng gấp 3 lần lên 105 tỷ đồng do điều chỉnh lãi suất cho vay theo thị trường và lãi từ thoái vốn công ty con giúp DLG lãi ròng 1,4 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với số lỗ 253 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DLG ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.297 tỷ đồng, không biến động nhiều so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 25 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ đến 550 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 30/9/2021, DLG lỗ lũy kế 838 tỷ đồng.

HoSE mới đây cũng đã thông báo giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu DLG do công ty có khoản lỗ luỹ kế tại thời điểm 30/6/2021 hơn 842 tỷ đồng và khoản cho vay 2.400 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh của bên thứ ba, khiến đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm