Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Dệt may - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”

Thứ năm, 01/10/2015 - 13:03

(Thanh tra)- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phối hợp với Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Dệt may - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tham dự tọa đàm có các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách đến từ Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may.

 Mục đích của tọa đàm là nhằm cùng các cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp phân tích, đánh giá về những cơ hội, khó khăn thách thức của ngành Dệt may Việt Nam. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp hữu hiệu để đề xuất với cơ quan Chính phủ sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách phát triển ngành Dệt may nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của ngành trong bối cảnh hội nhập. 

BIDV tiếp cận ngành Dệt may từ khá sớm và đã thu hút được nhiều khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này. Những năm gần đây, nhờ chính sách tập trung đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại vào những ngành xuất khẩu có giá trị và hiệu quả, các chính sách ưu đãi cho nhóm khách hàng Vinatex, vì vậy hoạt động của BIDV trong ngành này đã tăng lên đáng kể. Trong TOP 50 doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu dệt may hiện nay, thị phần tín dụng của BIDV đứng thứ hai. Dư nợ ngành Dệt may đến hết năm 2014 của BIDV đạt 7.168 tỷ đồng, tăng trưởng 44,5% so với năm 2013, mức tăng trưởng cao nhất so với một số ngành có tỷ lệ xuất khẩu cao khác như thủy sản, gỗ, cao su tự nhiên.

Nhận thức được tiềm năng phát triển của ngành Dệt may trong bối cảnh hội nhập, BIDV đã xếp ngành này vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần. Chính sách khách hàng của BIDV được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại BIDV. Hiện, BIDV cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tới các doanh nghiệp dệt may từ sản phẩm tín dụng đến tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, phái sinh, thanh toán, quản lý tiền tệ, ngân hàng điện tử…

Không chỉ là ngân hàng đi đầu trong cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, BIDV còn tích cực tham gia tư vấn, đưa ra các giải pháp tổng thể và lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn, xây dựng chiến lược tài chính, phát triển ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu tại buổi tọa đàm 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV cũng đã phân tích, đánh giá tác động các Hiệp định thương mại tự do đến tổng thể nền kinh tế và ngành dệt may cũng như việc tham gia của BIDV trong quá trình này. Ông Hà nhấn mạnh: Việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là các cơ hội gia tăng vốn đầu tư, các cơ hội về chiếm lĩnh thị trường trong nước và cải cách doanh nghiệp theo hướng tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Như vậy, có thể thấy cơ hội TPP cho ngành dệt may là có nhưng chưa thể tận dụng trong ngắn hạn. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp FDI đã tiến hành tìm hiểu về việc đầu tư vào các công đoạn sản xuất vật liệu nguồn như sợi, dệt, nhuộm để đón đầu TPP. Nếu các doanh nghiệp trong nước không chủ động nắm bắt cơ hội thì có thể sẽ dần mất lợi thế ngay trên sân nhà. 

Tham gia tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may cũng đồng quan điểm khi xác định, đi cùng với những cơ hội trên lại là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước. Trước hết là năng lực cạnh tranh yếu, đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ, xu hướng gia nhập ngành của các doanh nghiệp nước ngoài vốn có lợi thế về quy mô, năng lực quản lý đang tạo nên sự cạnh tranh khắc nghiệt cho ngành. Bên cạnh đó là các rào cản mới từ bên ngoài do tác động của hội nhập như: Nâng cao năng lực sản xuất  đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, lao động; thiết lập và duy trì môi trường đầu tư trong nước thuận lợi, tạo dựng nguồn nguyên liệu ổn định; nâng cao năng lực, trình độ lao động ngành; các vấn đề về hạ tầng như khả năng xử lý môi trường, hệ thống giao thông, dịch vụ vận tải, giao nhận, thương mại, tài chính…  

Để ngành Dệt may phát triển Chính phủ và các Bộ, ngành cần:

-Hoàn thiện Môi trường chính sách, môi trường đầu tư

-Tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư NN vào SX NPL;

-Cải thiện năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục thuế, hải quan

-Cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp hơn với ngành dệt may : Có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoại thành, đầu tư sản xuất sạch; hỗ trợ xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may; Tăng cường kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm