Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 30/01/2019 - 09:42
(Thanh tra) - Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước, trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank với những sáng kiến đổi mới và các giải pháp tích cực đã khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế nông thôn Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, với mục tiêu đồng hành xây dựng nông nghiệp nông thôn, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đem lại những thành công nhất định.
Đổi mới và đi đầu trong thực hiện chính sách “Tam nông”
Trong giai đoạn đầu hoạt động của ngân hàng thương mại (1988-1995), hộ nghèo khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng nếu không có chính sách cho vay ưu đãi. Do đó, từ đề xuất của Agribank, ngày 24/3/1995, NHNN đã chấp thuận cho phép thành lập “Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất” do Agribank quản lý và giải ngân, với số vốn đóng góp ban đầu là 400 tỷ đồng. Chỉ sau 5 tháng hoạt động, Agribank đã giải ngân gần hết số vốn của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo.
Để mở rộng nguồn vốn cho vay hộ nghèo, Agribank tiếp tục xây dựng Đề án và đề xuất Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 525-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo (tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội ngày nay) trực thuộc Agribank với tổng nguồn vốn ban đầu là 518 tỷ đồng.
Ngay sau khi thành lập, đến cuối năm 1996, nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tăng lên gần 2.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tăng hơn 3 lần so với 1995 là 1.769 tỷ đồng, phạm vi hoạt động được mở rộng, đảm bảo an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo lập được nguồn vốn và kênh dẫn vốn hiệu quả đến người nghèo.
Sau 15 năm thành lập với số vốn lúc đầu chỉ hơn 10 ngàn tỷ đồng, đến nay nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tăng gấp hơn 16 lần. Hằng năm, các tổ chức tín dụng đều duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động của Tổ chức tín dụng. Riêng trong 3 năm gần đây, Agribank đã duy trì số tiền gửi tại NHCSXH bình quân 20.000 tỷ VND để NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Từ thực tiễn đầu tư, phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã chủ động xây dựng đề án và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách tín dụng trong cho vay nông nghiệp, nông thôn như: Chỉ thị số 202/CT ngày 28/6/1991, Nghị định số 14/CP ngày 02/3/1993, Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Agribank luôn thể hiện vai trò tiên phong trong các chương trình chính sách nông nghiệp nông thôn của Chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai thực hiện và xác định nhiệm vụ chiến lược của Ngành là thúc đẩy đầu tư tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Năm 2009, Agribank đã xây dựng chương trình hành động của Agribank thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, và ban hành Quyết định số 1469/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/11/2009 của Hội đồng Quản trị Agribank về việc phê duyệt Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Song song với việc triển khai đề án, Agribank tiếp tục phối hợp với các Bộ Ban Ngành tham gia xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từng thời kỳ (Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP).
Đầu tư tín dụng của Agribank không ngừng mở rộng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 960 ngàn tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2008), trung bình dư nợ tăng trưởng 13%/năm, đặc biệt giai đoạn 2015-2017, dư nợ tăng trưởng ở mức cao (trên 17%/năm). Những năm gần đây, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank luôn duy trì tỷ trọng 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chiếm 50% trong tổng mức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống ngân hàng.
Đến nay, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt hơn 650 ngàn tỷ đồng với hơn 3,2 triệu khách hàng. Agribank luôn thể hiện vai trò tiên phong trong các chương trình chính sách nông nghiệp nông thôn của Chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, từ đó góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững.
Mô hình cho vay qua tổ vay vốn của Agribank đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng và nhận được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương trong cả nước
Để đổi mới phương thức đầu tư cho nông nghiệp, Agribank đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các Hội khác ở nông thôn nhằm hướng dẫn cho vay, giải ngân, thu nợ và chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi. Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn và dư nợ bình quân một tổ liên tục tăng. Đến nay, dư nợ cho vay qua tổ đạt 110 ngàn tỷ đồng với hơn 57 ngàn tổ vay vốn và hơn 1,3 triệu tổ viên, tỷ lệ nợ xấu rất thấp (0,3% tổng dư nợ), số tổ viên đã tăng 166% và dư nợ tăng gần 7 lần so với năm 2010.
Một số chi nhánh cho vay qua tổ hiệu quả như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Phú Thọ…
Mô hình cho vay qua tổ vay vốn đã tạo điều kiện hơn cho khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về phương thức đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, góp phần quan trọng trong giảm áp lực quản lý khách hàng của Agribank, tạo được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Tháng 9 năm 2017, Agribank đã được NHNN chấp thuận triển khai “Đề án Điểm giao dịch lưu động” hay còn gọi là Ngân hàng lưu động với mục tiêu mang các dịch vụ, tiện ích ngân hàng đến người dân thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng lưu động cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cơ bản như: huy động vốn, giải ngân, thu nợ, chuyển tiền, mở tài khoản, phát hành thẻ…
Thí điểm triển khai hoạt động từ tháng 01/2018, trên địa bàn 30 huyện thuộc 30 tỉnh, qua 10 tháng triển khai, Agribank đã tổ chức được 2.405 phiên giao dịch tại 236 xã, phục vụ 225.288 khách hàng, bình quân 1 phiên giao dịch phục vụ 110 khách hàng, trong đó giải ngân cho 8.847 khách hàng với số tiền 1.011 tỷ đồng.
Việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho hộ sản xuất, cá nhân trong việc giải ngân, thu nợ, thu lãi cũng như gửi tiền tiết kiệm, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank như thanh toán, chuyển tiền… giảm chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, được chính quyền địa phương, khách hàng ủng hộ và đánh giá cao. Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục triển khai thêm 220 xe giao dịch lưu động trên toàn bộ các chi nhánh có địa bàn phù hợp.
Nhận rõ những thách thức mà nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối diện, với mong muốn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản toàn cầu, xây dựng và quản lý chuỗi giá trị trong sản xuất, vì nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, Agribank đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 50 nghìn tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng.
Nhờ đó, nhiều đối tượng, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã được vay vốn từ Agribank.
Bên cạnh đó, Agribank luôn quan tâm sự hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ để huy động nguồn vốn nội ngoại tệ, vốn ODA; tranh thủ kinh nghiệm và trao đổi thường xuyên với Hiệp hội APRACA,CICA, WSBI… tìm kiếm cơ hội hợp tác, hội nhập quốc tế.
Đến nay, Agribank đã thực hiện lũy kế 40 Dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong đó có 09 Dự án dành cho hộ nghèo và 153 Dự án ngân hàng phục vụ với tổng trị giá gần 7,65 tỷ USD, trong đó có 13 dự án phục vụ người nghèo, khó khăn. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá Agribank là “một trong số các định chế tài chính thành công và hiệu quả nhất trên thế giới xét về khía cạnh chi phí hoạt động thấp và khả năng tiếp cận các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ.”
Luôn chủ động đối mặt và có giải pháp kịp thời trước rủi ro trong đầu tư tín dụng nông nghiệp, triển khai gói sản phẩm bảo hiểm, đối với các khu vực bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thiên tai, Agribank đã chủ động phối hợp với chính quyền các cấp và khách hàng rà soát, đánh giá mức độ bị thiệt hại liên quan đến vốn tín dụng, áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, miễn giảm lãi suất, tiếp tục cho vay mới giúp khách hàng có điều kiện để khôi phục lại sản xuất, ổn định kinh doanh.
Đặc biệt, để giảm nhẹ gánh nặng cho khách hàng vay khi gặp rủi ro và ngân hàng bảo đảm được nguồn thu nợ, Agribank đã hợp tác với Công ty cổ phần bảo hiểm ABIC triển khai rất thành công chương trình bảo hiểm tín dụng cho khách hàng khi vay vốn (Bảo an tín dụng).
Giữ vững vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu
Ngày 15/11/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 53/QĐ-NHNN.m phê duyệt Đề án cơ cấu lại tổ chức bộ máy và hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2013- 2015. Xác định Đề án tái cơ cấu là nhiệm vụ then chốt, có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, Agribank đã chủ động, tích cực tập trung các nguồn lực, triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp với lộ trình và mục tiêu cụ thể về hoàn thiện cơ chế chính sách, điều chỉnh cơ cấu tài sản phù hợp, quản lý tốt nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng quản lý khoản vay.
Chủ động, quyết liệt tập trung mọi nguồn lực để triển khai, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank từng bước được ổn định và tăng trưởng đáng kể so với thời điểm trước cơ cấu: Tổng tài sản đạt gần 1 triệu 300 nghìn tỷ đồng; Nguồn vốn huy động đạt hơn 1 triệu 200 nghìn tỷ đồng; Dư nợ đạt gần 1 triệu 100 nghìn tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 7.525 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay.
Agribank chú trọng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng nền tảng công nghệ hiện đại và phát triển, mở rộng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng
Đến nay, Agribank đã thực hiện thành công đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 và đang triển khai phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Agribank tiếp tục giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; đủ khả năng cạnh tranh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Agribank đề ra trọng tâm 04 khâu đột phá chiến lược. Cụ thể, tập trung khắc phục triệt để các tồn tại chính, hoàn thiện các mục tiêu tái cơ cấu để chuẩn bị điều kiện chuyển đổi mô hình hoạt động sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Bên cạnh đó, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến; phát triển, mở rộng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; tích cực tìm kiếm các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo điều kiện về an toàn hoạt động theo quy định của Nhà nước và Thông lệ quốc tế.
Agribank cũng chú trọng hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình quản trị điều hành, quản trị rủi ro, các quy trình nghiệp vụ hướng tới các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank. Đặc biệt, nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.
Agribank tiếp tục có những bước phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo và đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước
Với sứ mệnh cao cả của một ngân hàng luôn gắn bó, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đã làm tròn sứ mệnh phục vụ “Tam nông” trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, chắc chắn Agribank sẽ có những bước phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo, tiếp tục khẳng định vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữ vai trò chủ lực về tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước.
Bảo Linh/http://agribank.com.vn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà