Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/10/2017 - 06:47
(Thanh tra) - Ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand cho rằng, đã đến lúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt ngừng “thắt lưng buộc bụng” với việc đầu tư xây dựng thương hiệu để có thể chiến thắng trong cuộc chiến “chen chân” vào trí nhớ của khách hàng. Điều quan trọng là đổ kinh phí bao nhiêu, đổ vào đâu và làm sao để tối ưu nhất?
Chào ông! Ôngsuy nghĩ thế nào vềviệc cácdoanh nghiệp SMEs có nên hay không đổ tiền đầu tư xây dựng thương hiệu?
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay khi có hàng chục, hàng trăm doanh nghiệp đăng ký thành lập hàng ngày thì việc đầu tư xây dựng thương hiệu là vô cùng cần thiết. Phần lớn các doanh nghiệp SMEs Việt cũng hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu với sự phát triển doanh nghiệp nên rất nỗ lực đầu tư cho hành trình "chen chân" vào trí nhớ khách hàng.
Theo tôi nhận thấy, SMEs Việt có xu hướng chọn xây dựng thương hiệu bằng cách quảng cáo trực tuyến. Điều này là hợp lý bởi vì các kênhmarketing online phổ biến ngày nay như: facebook, google, zalo… cho phép doanh nghiệp nhắm đến tương đối chính xác tập khách hàng mục tiêu của mình với một chi phí tương đối nhỏ. Thậm chí, rất nhiều các doanh nghiệp SMEschọn mô hình kinh doanh thuần tuý online và gặt hái không ít thành công.
Các SMEs có tiềm lực kinh tế hơn ngoài marketing online còn mở rộng thêm các kênh làm truyền thông khác như: Báo chí, tivi, billboard...
Một ví dụ tôi có thể lấy là trường hợp của Vi Thiện Nhân - một doanh nghiệp phân phối đồ điện gia dụng đã có chỗ đứng khá tốt trên thị trường và có lượng khách ổn định. Gần đây, họ muốn phát triển mạnh hơn nên đã thử nghiệm Google Adwords và các kênh khác để truyền thông đến khách hàng. Họ hiểu rằng chỉ một, hai kênh truyền thông không đủ để lan tỏa thương hiệu.
Như vậy, có thể hiểu một trong những yếu tố để phát triển kinh doanh thì cần phải làm truyền thông. Vậy theo ông, các doanh nghiệp SMEsViệt cần có giải pháp gì khi chi phí có hạn ?
Trước hết, các doanh nghiệp SMEs cần nghiêm túc xem xét lại chiến lược marketing của mình và kịp thời nhận ra thời điểm nào doanh nghiệp cần mở rộng các kênh truyền thông.
Ở thời gian đầu với nguồn lực giới hạn và bước đầu của quá trình gây dựng tên tuổi, giải pháp truyền thông đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ tới có thể marketing trực tuyến nhưng không nên tự hài lòng và dừng ở đó.
Giống như bí quyết đầu tư "bỏ trứng vào nhiều giỏ", SMEs cần mạnh dạn tiếp cận và sử dụng các kênh truyền thông khác nhau trong quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và bán hàng. Như vậy, các SMEs sẽ linh hoạt hơn trong việc điều chuyển ngân sách truyền thông bởi khi một khi kênh này gặp khó khăn thì sẽ có kênh khác thay thế kịp thời.
Tiếp đó, các SMEs nên chú ý tới một xu hướng thông minh hiện nay là các doanh nghiệp tìm cách liên kết với nhau trong hoạt động truyền thông, quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Một số ứng dụng mobile như: Clingme, Dealtoday… đã và đang cho phép nhiều SMEs tập hợp lại thành một cộng đồng, chia sẻ và cộng hưởng chương trình khuyến mại,nhắm đến tập khách hàng thường xuyên sử dụng smartphone đã được chứng minh là tính hiệu quả và đang lan rộng.
Theo như ông chia sẻ thì có vẻ như liên kết doanh nghiệp đang là một giải pháp mới.Xin ông hãy chia sẻ thêm về vấn đề này.
Giải pháp này có tên gọi partnership marketing - kết nối tiếp thị đề cập đến phương thức hợp tác với những thương hiệu mạnh đã có trong tay mạng lưới khách hàng, uy tín trong cộng đồng để nhanh chóng tìm được đến nhóm khách hàng tiềm năng.
Tuy không còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng partnership marketing mới nằm trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Cơ hội dành cho các SMEs còn gặp nhiều hạn chế bởi uy tín thương hiệu và tiềm lực tài chính có hạn. Sẽ tốt hơn nhiều nếu có một doanh nghiệp lớn đứng ra làm “cầu nối”, giúp các SMEs “đến gần nhau hơn”.
Theo tôi được biết trong thời gian gần đây có một doanh nghiệp lớn đã tiên phong áp dụng partnership marketing để kết nối và chia sẻ nguồn lực của mình với các SMEs là Maritime Bank.
Bằng cách cho ra mắt cộng đồng JOY Maritime Bank,Maritime Bank đãtạo nên một cộng đồng giúp các doanh nghiệp SMEs tìm đến nhau, liên kết để học hỏi kinh nghiệm cũng như lan toả tới 1,5 triệu khách hàng tiềm năng mà ngân hàng dành cho họ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia cộng đồngcòn được hỗ trợ để mở rộng quảng cáo trên các kênh truyền thông mà Maritime Bank có sẵn hoặc được quyền khai thác.Đó đều là những kênh mà trước nay SMEs ít hay không có tiếp cận vì ngân sách quá lớn như: email marketing, frame thang máy, thậm chí cả biển quảng cáo tấm lớn tại sân bay, toà nhà…
Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ phương pháp partnership marketing này của Maritime Bank. Tất nhiên hiệu quả còn còn tuỳ thuộc vào quy mô của cộng đồng JOY Maritime Bank cũng như chất lượng các doanh nghiệp tham gia cộng đồng. Nhưng với cách vận hành đó thì tham gia sớm sẽ tốt hơn về mặt quyền lợi cho SMEs, khi mà tài nguyên có sẵn của Maritime Bank vẫn còn dồi dào.
Xin chân thành cám ơn những chia sẻ của ông!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Ba nhà” ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.
(Thanh tra) - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động.
Uyên Uyên
11:31 23/11/2024Uyên Uyên
22:33 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bài và ảnh: Quỳnh Mai
21:00 22/11/2024Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh