Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/05/2019 - 22:14
(Thanh tra) – Theo báo cáo của Chính phủ, việc tăng giá điện được thực hiện đúng quy định và "đến nay, chưa phát hiện các trường hợp gian lận, cố tình tính toán sai tiền điện đối với các khách hàng sử dụng điện".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thừa uỷ quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ngày 21/5 đã gửi báo cáo Quốc hội về tình hình điều hành giá điện.
Nhắc lại quy trình xây dựng, ban hành giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, theo quy định, giá điện đã được điều chỉnh từ năm 2018, nhưng cân nhắc nhiều yếu tố tác động tới kinh tế vĩ mô, lạm phát nên "đã được lùi lại".
Năm 2019, Thủ tướng có quyết định cho phép Bộ Công Thương tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 8,36% và lựa chọn thời gian tăng là 15 - 20/3.
Mức điều chỉnh thêm 8,36%, khoảng 1.864,44 đồng một kWh, được đưa ra dựa trên tổng chi phí mua điện năm 2019 tăng khoảng 20.000 tỷ đồng cùng các yếu tố đầu vào như than bán cho điện, tỷ giá, giá khí trong và ngoài bao tiêu, giá dầu thế giới...
Mức giá này chưa gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua điện năm 2018, trên 3.260 tỷ đồng. Nếu bổ sung chi phí này, bán lẻ điện bình quân khoảng 1.879,9 đồng, tương đương 9,26%.
"Để tránh tác động lớn tới chỉ số CPI và ổn định kinh tế vĩ mô, Thường trực Chính phủ đã chọn phương án tăng giá điện 8,36%", báo cáo Chính phủ nêu.
Về thời điểm tăng giá điện là ngày 20/3, theo Chính phủ, được tính toán trên cơ sở đồng bộ với các điều chỉnh giá xăng dầu, dịch vụ y tế, học phí... Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân tăng 8,36% vào ngày 20/3 sẽ làm CPI cả năm tăng 0,3%, ở mức 3,3 - 3,9%, thấp hơn mức 4% Quốc hội thông qua.
Báo cáo nêu, thời điểm này cũng đã được cân nhắc lựa chọn theo đề xuất của các Bộ và Tổng cục Thống kê. Quy luật hàng năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI thường tăng cao vào tháng 2 và giảm mạnh trong tháng 3, nên không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm, kiềm chế được lạm phát kỳ vọng.
Sau điều chỉnh tăng giá, theo thống kê của EVN, số lượng khách hàng sử dụng điện tháng 4 dưới 200kWh một tháng giảm, trong khi lượng hộ dùng trên 200kWh tăng.
Phần lớn khách hàng sinh hoạt ngay trong tháng 4 nắng nóng cũng chỉ sử dụng điện dưới 200kWh một tháng. Cụ thể, 68,15% khách hàng sinh hoạt dùng dưới 200kWh; dùng dưới 100kWh là 31,6%. Trong khi số khách hàng dùng điện trên 200kWh chiếm 31,85%.
"Quá trình điều hành giá điện và quyết định tăng giá mặt hàng này từ ngày 20/3 đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao, cân nhắc nhiều yếu tố và đánh giá tác động nhiều chiều", báo cáo Chính phủ khẳng định.
Giá điện không “gánh” các chi phí, lỗ ngoài ngành của EVN
Về thông tin cho rằng giá điện "gánh" các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN, theo báo cáo, hiện ngành Điện đã thoái toàn bộ vốn ngoài ngành thu về hơn 2.340 tỷ đồng, lãi 127 tỷ đồng.
Riêng khoản vốn đầu tư còn lại 187,5 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực sẽ được EVN thoái vốn trong năm 2019.
“Chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán và không bao gồm các khoản đầu tư ra ngoài ngành của EVN. Việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân đã được EVN, Bộ Công Thương thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xác định mức giá bán lẻ điện bình quân”, báo cáo nêu.
Trước những phản ánh của người dân về hoá đơn tiền điện tăng đột biến, Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN và các cơ quan liên quan kiểm tra, giải đáp thoả đáng cho người dân, doanh nghiệp.
Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương về giá điện cho thấy, ngành Điện đã thực hiện đúng quy định trong niêm yết công khai giá điện mới, ghi và chốt chỉ số công tơ, tiền điện...
"Đến nay, chưa phát hiện các trường hợp gian lận, cố tình tính toán sai tiền điện đối với các khách hàng sử dụng điện", báo cáo khẳng định.
Chính phủ đánh giá chung, “quá trình xây dựng phương án điều hành giá điện, ban hành quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện đã được thực hiện theo đúng quy định”.
Về nhiệm vụ thời gian tới, bên cạnh “tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành bám sát thực tiễn, đề xuất các biện pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành giá điện”, Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện bậc thang đối với các khách hàng điện sinh hoạt phù hợp với thực tế sử dụng điện của các hộ sử dụng điện, hướng tới mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ.
Chính phủ cũng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2019, để công bố công khai kết quả kiểm tra.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh