Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/05/2018 - 20:40
(Thanh tra) - “Nói động lực tăng trưởng phụ thuộc dầu thô, than đá thì có đúng không khi mà mấy năm nay, từ năm 2016, công nghiệp khai thác than đá và dầu thô đều tăng trưởng âm hết”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
Sáng ngày 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Chuyển từ thế bị động sang chủ động tốt hơn rất nhiều
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Đoàn TP Hải Phòng), đất nước ta đang chuyển mình, niềm tin của người dân, của toàn hệ thống chính trị, trong Đảng được nhân lên rất nhiều.
Cũng nhắc đến phát biểu của Tổng Bí thư tại hội nghị Trung ương vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh, “có thể nói, hệ thống của chúng ta, trên dưới một lòng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Sức mạnh dân tộc được thể hiện rõ nét thông qua những sự kiện lớn của đất nước… Chúng ta đã chuyển từ thế bị động sang chủ động tốt hơn rất nhiều”.
Đề cập vấn đề dự trữ quốc gia, Thủ tướng cho hay, cuối nhiệm kỳ, chúng ta chỉ có khoảng 28 tỷ USD dự trữ, đây cũng là mức cao, nhưng hai năm rưỡi vừa qua, dự trữ ngoại hối đã tăng lên gần 64 tỷ USD, tỉ giá ổn định hơn và lạm phát được giữ vững…
Trong báo cáo thẩm tra bổ sung, Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá cụ thể hơn vấn đề, “qua số liệu báo cáo của Chính phủ đã thể hiện các trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; quy mô GDP còn thấp so với dự kiến xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016-2020, mô hình tăng trưởng chưa chuyển đổi rõ nét, động lực tăng trưởng chính chủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; công nghiệp chế biến có nhiều đóng góp nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, chưa phải là công nghệ cao, tỉ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất có xu hướng giảm”.
Than đá, dầu thôi đều tăng trưởng âm
Tại buổi họp tổ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (Đoàn Hà Tĩnh) đặt vấn đề: “Nói động lực tăng trưởng phụ thuộc dầu thô, than đá thì có đúng không khi mà mấy năm nay, từ năm 2016, công nghiệp khai thác than đá và dầu thô đều tăng trưởng âm hết”.
Trong khi đó, cả 3 khu vực công nghiệp (đặt biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo), nông nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng mạnh. Khu vực dịch vụ có bước phát triển vượt bậc, đạt 7,44%, mức cao nhất kể từ năm 2008 tới nay, trong đó tiêu dùng trong nước lần đầu tiên tăng trên 2 con số đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương vừa qua: “Năm 2017 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng đất nước ta đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về kinh tế-xã hội, sau nhiều năm chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra”.
“Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra, là mức cao nhất so với nhiều nước trong khu vực và toàn thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, bội chi ngân sách mức thấp khoảng 3,5% so với GDP, thị trường tiền tệ ổn định, dự trữ ngoại hối đạt 61,5 tỷ USD, thị trường chứng khoán khởi sắc... Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, phát triển toàn diện trên 3 lĩnh vực công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ” là phát biểu của Tổng Bí thư.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Uỷ ban Kinh tế đánh giá tình trạng ngân sách Trung ương hụt thu thì cần phân tích tại sao ngân sách Trung ương hụt và thu ngân sách địa phương tăng.
2 nguyên nhân khiến ngân sách Trung ương khó khăn
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, sở dĩ ngân sách trung ương mấy năm qua khó khăn có 2 nguyên nhân chính là do thu từ dầu thô và thu thuế xuất nhập khẩu giảm.
“Dầu thô giai đoạn trước chiếm 27-30% tổng thu ngân sách. Giai đoạn vừa qua giá dầu thô rất biến động, cùng với đó lượng không tăng. Lúc cao lên tới 110 USD/thùng, nhưng giai đoạn 2016 bắt đầu biến động, 2016 xuống còn 44 USD/thùng, có lúc 33 USD/thùng, trong khi đó giao dự toán là 60 USD/thùng. Riêng dầu thô giảm so dự toán gần 16 USD/thùng, nếu so với những năm 2014-2015 (hơn 110 USD/ thùng thì giảm khoảng 50 USD/thùng), giá dầu giảm sâu và giảm đột ngột. Do vậy từ chỗ chiếm tỷ trọng khoảng 27% thì 2017 dầu thô trong dự toán thu còn 3,5% dự toán. Tất nhiên tổng thu của chúng ta tăng lên nhưng tỷ trọng xuống thấp”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Tư lệnh ngành Tài chính phân tích tiếp, thuế xuất nhập khẩu là khoản thu điều tiết về trung ương 100%. Tham gia các hiệp định thương mại tự do và cắt giảm thuế quan liên tục, nhất là trong năm 2017-2018 cắt giảm thuế quan sâu. Mặc dù thu thuế xuất nhập khẩu đảm bảo dự toán, thậm chí tăng so với dự toán nhưng số tuyệt đối không tăng, có nghĩa là tỷ trọng giảm xuống.
Trước tình hình đó, Chính phủ chủ trương thực hiện một bước cơ cấu lại ngân sách theo tinh thần Đại hội Đảng 12 và Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị. Thu nội địa đã tăng đạt hơn 80% trong tổng thu ngân sách. Vai trò của NSTW chiếm hơn 56% (từ 65% giảm xuống còn 56%).
“Không phải ngân sách địa phương tăng thu cả đâu vì cơ cấu thu nội địa của một số tỉnh có thay đổi. Vừa qua, Trung ương phải bù cho các địa phương vài chục nghìn tỷ đồng. Để khắc phục, Chính phủ đang yêu cầu Bộ Tài chính, các địa phương lập dự toán căn cứ vào dữ liệu kinh tế - xã hội chứ không phải ước thu rồi lấy % tăng thêm. Cũng không thể lấy tỉnh vượt thu bù cho tỉnh hụt thu được đâu mà Trung ương lại phải hỗ trợ các địa phương khó khăn”, ông Vương Đình Huệ nói thêm.
Các nền kinh tế lớn đang xu hướng quay lại bảo hộ
Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị, Uỷ ban Kinh tế, Quốc hội nhìn nhận tình hình khách quan, trong bối cảnh cả nước đang thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phải khắc phục yếu kém của nền kinh tế tích tụ nhiều năm, vừa bảo đảm tăng trưởng để giúp công tác điều hành kinh tế - xã hội đi đúng hướng.
Trao đổi lại, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Dương Quốc Anh (Đoàn Gia Lai) cho hay, báo cáo đầy đủ đã được gửi tới tất cả các ĐBQH. Hôm qua (21/5), trước Quốc hội, Ủy ban Kinh tế trình bày bản tóm tắt thì không thể hiện được hết tinh thần của báo cáo chính.
“Quốc dân đồng bào không đọc được báo cáo đầy đủ nên gây thiếu sót. Chúng tôi xin lỗi Chính phủ”, ông Dương Quốc Anh nói.
Ông Dương Quốc Anh cũng nhận định, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, kinh tế-xã hội năm 2017 đã có tăng trưởng vượt bậc. Trước đây tăng trưởng cao vì phụ thuộc vào tín dụng dễ gây lạm phát thì nay tăng trưởng đạt 6,81% mà CPI dưới 4%.
Bội chi ngân sách từ giai đoạn 2011-2015 luôn trên 5% nhưng mấy năm nay xuống dưới 5%. Các năm trước nhập siêu nhưng riêng năm 2017 nền kinh tế xuất siêu và cả 3 khu vực tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, nền kinh tế hội nhập sâu rộng nhưng hiện nay xuất hiện các vấn đề khó lường, nhất là các nền kinh tế lớn đang xu hướng quay lại bảo hộ. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút ra Thoả thuận hạt nhân với Iran tạo biến động làm giá dầu tăng...
Một ấn đề đáng quan tâm khác nữa được ông Dương Quốc Anh nêu, xuất siêu chủ yếu là do khối FDI, đặc biệt là Samsung….
“Chúng tôi với muong muốn Chính phủ phân tích sâu hơn các khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế để thực hiện tốt hơn cho năm 2018”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế nói.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà