Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cao tốc Pháp Vân-Cầu Ghẽ: Chủ đầu tư chỉ báo cáo 29% doanh thu

Thứ năm, 15/09/2016 - 20:05

Trạm thu phí BOT Pháp Vân-Cầu Ghẽ thu bình quân 1,97 tỉ đồng/ngày; trong khi chủ đầu tư báo cáo số thu bình quân chỉ là 582 triệu đồng/ngày, chỉ bằng 29%.

Tại hội thảo khoa học cấp Bộ “Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của Kiểm toán nhà nước”

Trong khi đó, vì lợi ích của mình, các nhà đầu tư thường không báo cáo chính xác số liệu thực tế của các công trình đầu tư và trạm thu phí BOT. Điển hình là trường hợp Trạm thu phí BOT Pháp Vân-Cầu Ghẽ, nơi mà các cổ đông trong Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Ghẽ kiện nhau vì số thu phí.

Tổng cục Đường bộ phải vào cuộc để kiểm tra và đã phát hiện được rằng số thu bình quân là 1,97 tỉ đồng/ngày; trong khi chủ đầu tư báo cáo số thu bình quân (trừ đi số thu vé tháng và thu quý) chỉ là 582 triệu đồng/ngày; nghĩa là chủ đầu tư chỉ báo cáo số thu bằng 29% so với số thu thực tế.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, về nguyên tắc, việc quản lý doanh thu thu phí BOT là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình vận hành, khai thác dự án nhằm đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và người sử dụng. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định việc giám sát nguồn thu tại các trạm thu phí nên công tác quản lý thu phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp những khó khăn; các cơ quan được giao quản lý chưa đủ cơ sở để đề ra biện pháp hữu hiệu giám sát công tác thu phí các dự án BOT.

Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Ghẽ

Để xử lý triệt để vấn đề này, đảm bảo minh bạch trong thu phí và giúp cơ quan chức năng kiểm soát doanh thu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang tích cực triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng đối với toàn bộ các trạm thu phí; đồng thời sẽ bố trí hệ thống camera và chuyển toàn bộ dữ liệu trực tuyến qua Internet.

Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho rằng, trong điều kiện ngân sách nhà nước cũng như các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn hẹp thì việc thực hiện đầu tư các dự án theo hình thức hợp đồng BOT là rất quan trọng và cần thiết.

“Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có cách thức lựa chọn công trình, quản lý, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, từ đó không chỉ nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tưvới người dân, doanh nghiệp, mà còn góp phần thu hút nguồn vốn vào các lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế của đất nước”- Ông Hồ Đức Phớc nhận định.

Theo N.Quyết (Nld.com.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm