Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 07/06/2024 - 09:40
(Thanh tra) - Số chuyển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 sang năm 2023 hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chủ yếu do nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Đ.X
Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, sáng 7/6.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ về việc chuyển nguồn sang năm sau lớn, có xu hướng tăng qua các năm.
Số chuyển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 sang năm 2023 hơn 1,1 triệu tỷ đồng.
Trong số chuyển nguồn này, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương là lớn nhất, với 432.350 tỷ đồng (chiếm 37,7%).
Tiếp đó, chi đầu tư phát triển 313.165 tỷ đồng (chiếm 27,3%); nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 287.374 tỷ đồng (chiếm 25%).
Ngoài ra, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Nhà nước chiếm 0,87%...
“Số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển nguồn theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua một số năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan từ các đơn vị sử dụng ngân sách, không quyết liệt trong triển khai dự toán, nhiều nhiệm vụ không chi hết phải chuyển năm sau thực hiện.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi.
Với các khoản chi thấp như chi đầu tư, theo Bộ trưởng, do quy trình triển khai thủ tục đầu tư. “Các khoản chi đầu năm thường ở mức thấp, nhưng những tháng cuối năm con số thường tăng cao”, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
Không xảy ra lãng phí do chi phí vay nợ
Khi thảo luận tại tổ trước đó, có ý kiến cho rằng, bội chi ngân sách Nhà nước giảm so với dự toán, trong khi phải đi vay, trả lãi. Điều này có thể gây lãng phí nguồn lực ngân sách.
Về nội dung này, Bộ Tài chính cho hay, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước là 442.233 tỷ đồng, quyết toán 293.313 tỷ đồng, bằng 3,07% GDP thực hiện, giảm 148.920 tỷ đồng (33,7%) so với dự toán.
Trong đó, dự toán bội chi ngân sách Trung ương 417.233 tỷ đồng, quyết toán 287.397 tỷ đồng, giảm 129.836 tỷ đồng (31,1%) so với dự toán.
Số giảm này, theo Bộ Tài chính, chủ yếu do công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, cắt giảm các khoản chi trong năm không phân bổ, sử dụng, thu hồi các khoản ngân sách Trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương và sử dụng một phần tăng thu để giảm bội chi ngân sách Trung ương.
Với ngân sách địa phương, dự toán bộ chi 25.000 tỷ đồng, quyết toán 5.916 tỷ đồng, giảm 19.084 tỷ đồng (76,3%) so với dự toán. Nguyên nhân do trong tổ chức thực hiện, tiến độ triển khai một số dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA ỏ các địa phương chậm.
Việc huy động nguồn vốn bù đắp bội chi, trả nợ gốc trong năm 2022, Bộ Tài chính khẳng định đã điều hành trên cơ sở bám sát tình hình thu, chi, tồn quỹ Ngân sách Trung ương trong năm (trước thời điểm 31/12).
“Thực tế, Bộ Tài chính huy động vốn thấp hơn nhiều so với dự toán được Quốc hội giao, thấp hơn cả tổng mức vay được quyết toán, không xảy ra tình trạng lãng phí do chi phí vay nợ”, báo cáo Bộ Tài chính giải trình gửi đến đại biểu Quốc hội.
Nêu cụ thể, bộ này cho biết, năm 2022, tổng nhiệm vụ huy động vốn của ngân sách Trung ương theo dự toán trên 613.000 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu huy động của ngân sách Trung ương hơn 479.000 tỷ đồng, giảm gần 134.000 tỷ đồng so với dự toán.
Số thực huy động đến hết năm 2022 là 270.800 tỷ đồng, bằng 44% dự toán, bằng 56% nhiệm vụ huy động theo quyết toán.
Trong điều hành, Bộ Tài chính cho biết, đã sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 để giảm phát hành trái phiếu Chính phủ, sử dụng nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách Trung ương, tiết kiệm chi phí trả lãi vay.
Nhiệm vụ huy động vốn còn lại theo quyết toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền