Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh báo việc cán bộ, công chức tác động xin các gói thầu rà phá bom mìn để trục lợi?

Văn Thanh

Thứ sáu, 23/10/2020 - 09:43

(Thanh tra) - Ngoài việc các chủ đầu tư thực hiện không đúng Quyết định số 30/2013/QĐ của Thủ tướng và Thông tư 195/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn xuất hiện tình trạng một số cán bộ công chức lợi dụng mối quan hệ, uy tín, theo dõi địa bàn để tác động xin làm các gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ ở các dự án rồi mượn danh các đơn vị có phép hợp thức hóa các thủ tục nhằm trục lợi cá nhân.

UBND huyện Quan Hóa, nơi là chủ đầu tư các dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện các gói thầu rà phá bom mìn. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quan Hóa

Theo nhiều nguồn tin phản ánh đến Báo Thanh tra, thời gian gần đây các khâu thực hiện việc rà phá bom mìn, vật nổ ở các dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều vấn đề, trong đó nổi lên việc một số cán bộ, công chức đã lợi dụng mối quan hệ quen biết, uy tín, theo dõi địa bàn tác động đến các chủ đầu tư để được thực hiện các gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ ở các dự án.

Sau khi được chủ đầu tư chấp thuận, những cán bộ, công chức này quay sang đi liên hệ, tìm những đơn vị được Bộ Quốc phòng cấp giấy phép để tiến hành làm các thủ tục hợp thức hóa các thủ tục hồ sơ để thanh toán, làm xấu đi hình ảnh cán bộ, công chức, thực hiện không đúng tinh thần tại Thông tư 195/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Trước những thông tin phản ánh này, phóng viên Báo Thanh tra đã xác minh tại một số địa phương cho thấy việc phản ánh này là có cơ sở. Tại địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 4 dự án làm đường giao thông có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải thực hiện việc rà phá bom mìn, vật nổ theo quy định. Hiện chủ đầu tư đã ký hợp đồng với một số đơn vị để thực hiện việc rà phá này, tuy nhiên còn một số dự án đang được một cán bộ, công chức cấp tỉnh tác động, xin thực hiện gói thầu rà phá bom mìn rồi đi liên hệ mượn những đơn vị có giấy phép đứng tên để thực hiện.

“Do gói thầu rà phá bom mìn này dưới 500 triệu đồng, không phải thực hiện đấu thầu mà chỉ định thầu, đúng là có người tên Hào ở dưới tỉnh lên đặt vấn đề, xin gói thầu rà phá bom mìn ở dự án này. Tuy nhiên, thực tế dự án này đang trong giai đoạn lập dự toán nên họ chưa làm vì dự án chưa được phê duyệt. Cảm ơn các anh đã thông tin về việc này để cảnh báo cho chúng tôi, vì việc rà phá bom mìn, vật nổ phải là người của quân đội được cấp phép về liên hệ thực hiện thì mới đúng pháp luật”, ông Phạm Bá Thoại, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Quan Hóa thông tin.

Tại địa bàn huyện Hậu Lộc, ở dự án nạo vét, kè lát sông Trà Giang vừa được thực hiện xong cũng bị phản ánh có tình trạng cán bộ, công chức không phải người của quân đội được cấp phép đã tác động, xin gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ này, đồng thời lấy tên một đơn vị được cấp phép rà phá bom mìn, vật nổ để hợp thức hóa hồ sơ thanh toán. Ông Ngọ Viết Thắng, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Hậu Lộc cho biết: Dự án này đã được quyết toán nên hồ sơ đã lưu, không có sẵn để cung cấp cho báo chí. Về thông tin có người tên Thưởng, không nằm trong lực lượng quân đội xin được gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ ở dự án nạo vét, kè sông Trà Giang rồi đưa một đơn vị quân đội vào ký hợp đồng thực hiện thì ông chỉ nghe mang máng.

Theo một số người làm trong lĩnh vực rà phá bom mìn, vật nổ cho biết: Việc rà phá bom mìn, vật nổ là công việc đặc thù, có tính chất nguy hiểm nên Chính phủ đã giao cho quân đội làm nhiệm vụ này, thế nhưng thời gian qua nhiều chủ đầu tư trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng coi việc rà phá bom mìn, vật nổ là việc làm kinh tế, để thương mại hóa bằng cách đồng ý cho những người ngoài lĩnh vực quân đội, không có chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc này, tiềm ấn nguy cơ mất an toàn cao. Do đó, các chủ đầu tư khi thực hiện các dự án có sử dụng vốn Nhà nước cần phải lựa chọn những đơn vị có chuyên môn, năng lực, đủ điều kiện để thực hiện chứ không thể ai cũng có thể tham gia công việc này. Ở Thanh Hóa, việc các cán bộ, công chức ngoài ngành tác động, xin các gói thầu rà phá bom mìn rồi mượn các đơn vị có giấy phép đứng pháp lý để hoàn tất hồ sơ nhưng không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản, máy móc chuyên dùng để thực hiện việc rà phá là trái với các quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

“Việc rà phá bom mìn, vật nổ ở nước ta rất phức tạp, trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên bom mìn có nhiều chủng loại, xuất xứ từ nhiều nước, nằm ở những độ sâu và địa hình khác nhau. Nhiều năm, quân đội xử lý rất nhiều, nhưng chỉ là rà phá để giải phóng mặt bằng xây dựng các khu dân cư, các công trường, nhà máy, đường giao thông… chứ chưa có một chương trình quốc gia nào lớn cả về việc này. Do đó, có thể khẳng định việc Chính phủ giao cho lực lượng quân đội thực hiện việc rà phá bom mìn này là đúng đắn, tiết kiện ngân sách, đảm bảo an toàn cho các đơn vị thi công và nhân dân trong vùng dự án. Đừng vì lợi ích trước mắt mà thực hiện việc “bớt xén”, bỏ qua các công đoạn trong quá trình rà phá bom mìn, vật nổ sẽ có thể gây hậu họa khôn lường”, một chuyên gia trong ngành rà phá bom mìn nói.

Việc thông tin về một số cán bộ, công chức dùng mối quan hệ, uy tín, theo dõi địa bàn để tham gia việc tác động xin các gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ, có dấu hiệu trục lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể. Thế nhưng, đây là hồi chuông cảnh tỉnh để các ban, ngành chức năng, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức cần có biện pháp chấn chỉnh, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, quán triệt cán bộ thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật đã ban hành, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Từng khai thác khoáng sản bất hợp pháp, Công ty Hồng Phượng bị xử phạt 320 triệu đồng

Từng khai thác khoáng sản bất hợp pháp, Công ty Hồng Phượng bị xử phạt 320 triệu đồng

(Thanh tra) - Sau khi Báo Thanh tra thông tin về việc Công ty TNHH Hồng Phượng (Công ty Hồng Phượng) phải nộp 605.321.986 đồng vào ngân sách Nhà nước sau thanh tra thuế, phóng viên tiếp tục tìm hiểu về đơn vị này, được biết Công ty Hồng Phượng từng khai thác khoáng sản bất hợp pháp và bị xử phạt 320 triệu đồng.

Văn Thanh

14:00 27/11/2024
Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

(Thanh tra) - Không có quy định của pháp luật về chuyển nhượng một phần dự án, nhưng Văn phòng công chứng Nguyễn Tú và UBND Thành phố Hà Nội vẫn “làm thủ tục” cho chuyển một phần dự án thuộc đất công sản cho doanh nghiệp tư nhân mới thành lập “15 ngày tuổi”, khiến dư luận không khỏi nghi ngại về những điều bất thường tại khu “đất vàng” 216 Trần Duy Hưng.

Công Thắng - Nguyễn Long

11:45 27/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm