Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Lê Phương

Thứ hai, 24/06/2024 - 22:15

(Thanh tra) - Ngày 24/6/2024, tại Phú Yên, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) tổ chức khai mạc hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24 đến ngày 26/6/2024,

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Trang

Phát biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ bày tỏ vui mừng được Bộ Nội vụ chọn làm nơi tổ chức hội nghị. Đây là cơ hội để tỉnh cử nhiều cán bộ, công chức tham dự nhằm giúp làm tốt công tác tham mưu, góp phần ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ông Mỹ cho biết, tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện; 110 đơn vị hành chính cấp xã; dân số khoảng 900 nghìn người; có 32 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trên địa bàn có 6 tôn giáo được Nhà nước công nhận đang hoạt động, với khoảng 71 nghìn tín đồ, trên 500 chức sắc, 530 chức việc và 311 cơ sở tôn giáo.

Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Phú Yên luôn thực hiện nhất quán quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, đó là tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, hoạt động tôn giáo thuần túy được pháp luật bảo hộ, các hoạt động ích nước, lợi dân được  khuyến khích. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước…

Hội nghị được nghe các báo cáo viên đến từ Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an và Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách về tôn giáo; Nghị định số 95 và những điểm mới của Luật Đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; công tác an ninh trong lĩnh vực tôn giáo; kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên…

Chia sẻ chuyên đề “Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đời sống tôn giáo của đồng bào, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động; nhiều hoạt động tôn giáo diễn ra với quy mô lớn đã thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự, các tổ chức tôn giáo hợp pháp xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc... Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng Nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chia sẻ chuyên đề “Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” tại hội nghị. Ảnh: Thu Trang

Tuy nhiên, vẫn còn nổi lên một số vấn đề phát sinh, phức tạp như: Xuất hiện phong trào chuyển đổi đức tin tôn giáo, từ bỏ tín ngưỡng truyền thống gia nhập tôn giáo và xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới; sự gia tăng số lượng chức sắc, tín đồ tôn giáo ở hầu hết các tôn giáo, các vùng miền; thành phần tín đồ gia tăng và đa dạng phong phú hơn, không chỉ có nông dân, quần chúng lạc hậu, nay có cả tri thức, văn nghệ sỹ, doanh nhân, công chức…

Bên cạnh đó, xuất hiện cộng đồng cư dân tôn giáo trên không gian mạng, đây là thách thức không chỉ đối với cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo mà còn là thách thức đối với giáo hội. Sự xuất hiện và gia tăng hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ”. Trong nội bộ các tổ chức tôn giáo vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Các tôn giáo ngày càng tham gia sâu các hoạt động xã hội, nhất là các lĩnh vực: y tế, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội. Các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng vấn đề tôn giáo để can thiệp, xuyên tạc, chống phá…

Công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng, rất khó khăn bởi đối tượng nhạy cảm, đa dạng, phức tạp. Do vậy, đòi hỏi trách nhiệm, tâm huyết của từng cán bộ, công chức nhằm mục đích cao nhất là ổn định tình hình tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội, an ninh chính trị, đoàn kết dân tộc; khơi dậy những đóng góp tích cực của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Liệu thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD có được ban hành trong quý IV/2024?

Liệu thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD có được ban hành trong quý IV/2024?

(Thanh tra) - Sau một thời gian “bị loại” khỏi chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án của Bộ Xây dựng, dự thảo thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 lại được Bộ Xây dựng “bổ sung” vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án của Bộ Xây dựng năm 2024.

Trần Quý

20:00 21/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm