Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra

Thái Hải

Thứ sáu, 18/10/2024 - 12:32

(Thanh tra) - Đó là mục đích được đưa ra tại Hội nghị tự đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” do TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm, diễn ra hôm nay (18/10).

Toàn cảnh hội nghị đánh giá đề tài. Ảnh: TH

Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, mục tiêu chung của đề tài là xác lập cơ sở khoa học để đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Để làm rõ mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu một số nội dung như: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN; thực trạng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN; quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

Theo chủ nhiệm đề tài, thực trạng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN được đánh giá trên 2 phương diện, đó là: Thực trạng chính sách, pháp luật về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và KNTC; hai là, kết quả ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

Đồng thời, đánh giá thực tiễn việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

“Việc ứng dụng công nghệ số vào công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN đã mang lại những thay đổi tích cực, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN trong phạm vi cả nước”, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về chuyển đổi số trong hoạt động của ngành Thanh tra. Theo chủ nhiệm đề tài, việc hạn chế về thể chế pháp luật, chất lượng của phần mềm công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng và thiết bị bảo mật, nguồn đầu tư cho chuyển đổi số là nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động này.

Về giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

Theo đó, cần nâng cao nhận thức số cho đội ngũ công chức trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ số; hoàn thiện thể chế về ứng dụng công nghệ số; tiếp tục xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN; đầu tư hạ tầng công nghệ số; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện làm việc phục vụ chuyển đổi số…

Đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, theo ThS Vũ Hồng Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là đề tài khó, đề cập đến các hoạt động chính của ngành Thanh tra, trong đó chú trọng đến số hóa, chuyển đổi số và công nghệ số trong các lĩnh vực hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

Ông Khánh nhấn mạnh: Đề tài có đã đưa ra được 6 nhóm giải pháp quan trọng, cụ thể, đồng bộ và có tính khả thi cao. Ban Chủ nhiệm đã phân kỳ giai đoạn thực hiện phù hợp với phân kỳ phát triển của ngành Thanh tra và cải cách hành chính quốc gia.

Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu, Theo ThS Vũ Hồng Khánh, Chương II của đề tài cần bổ sung nội dung liên quan đến bảo mật, bảo vệ hệ thống phần mềm; có thể bổ sung bài học kinh nghiệm sau phần nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; bổ sung thêm lý do và giá trị của từng giải pháp nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của từng giải pháp, mối liên hệ biện chứng của các giải pháp; nêu cụ thể thêm và rõ hơn sự cần thiết phải có những đề xuất, kiến nghị đối với 3 nhóm chủ thể nêu trong đề tài.

Theo TS Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, đây là đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tiễn lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của ngành Thanh tra.

Nhận xét về kết quả nghiên cứu, TS Trần Văn Long cho rằng, Chương I, đề tài cần luận giải thêm phần khái niệm công nghệ số; phần đặc điểm và vai trò của việc ứng dụng thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN có sự lồng ghép nội dung, cần có sự tách bạch rõ ràng hơn.

Về điều kiện bảo đảm thực hiện ứng dụng thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN, cần làm rõ để ứng dụng được cần có hạ tầng kỹ thuật số mạnh, bảo mật cao.

Chương II, đề tài cần nghiên cứu thêm về Luật Giao dịch điện tử và ứng dụng của luật này trong các lĩnh vực của ngành Thanh tra; nghiên cứu thêm về vấn đề tiếp công dân trực tuyến; dữ liệu kiểm soát tài sản, thu nhập, PCTN; đánh giá về xây dựng Chính phủ số gắn với hoạt động của ngành Thanh tra.

Chương III, đề tài có thể bổ sung thêm bối cảnh liên quan đến hoạt động của ngành Thanh tra; có giải pháp liên quan đến từ thực tiễn đòi hỏi, trong đó đưa nội dung về công nghệ số vào luật thuộc lĩnh vực của ngành Thanh tra; cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan; giải pháp kết nối giữa các cơ sở dữ liệu có liên quan…

TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu đề tài. Theo TS Văn, về tính cấp thiết và phương pháp nghiên cứu, đề tài có cách tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; có kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học; đánh giá được ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của ngành Thanh tra trên cơ sở lý luận và thực tiễn; đánh giá được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất được các quan điểm, giải pháp khá toàn diện, có tính ứng dụng và khả thi cao…

Để hoàn thiện đề tài TS Nguyễn Quốc Văn cho rằng, Chương I cần bố cục theo hướng mạch lạc hơn, nêu đặc điểm ứng dụng công nghệ số; nội dung, phương thức ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN cần chi tiết hơn; có thể đề cập đến sự phối hợp, kết nối giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ, ngành về hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN.

Chương II quan tâm đến xây dựng cơ sở dữ liệu thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.

Chương III cần nhấn mạnh đến giải pháp chiến lược và giải pháp trước mắt; các kiến nghị cần cụ thể hơn để tăng tính thực tiễn của đề tài.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu để đưa ra nghiệm thu chính thức.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm