Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2022 - 22:50
(Thanh tra) - Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) vừa ký quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ GTVT.
Hoạt động kiểm tra của thanh tra GTVT. Ảnh: TQ/Báo Thanh tra
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2022 và thay thế các quy định trước đây của Bộ trưởng Bộ GTVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ GTVT.
Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ GTVT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ GTVT và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được sử dụng con dấu của Bộ khi Chánh Thanh tra ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì tham mưu để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ trưởng Bộ GTVT giao.
2. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Hướng dẫn việc lập kế hoạch thanh tra ngành GTVT; tổng hợp, tham mưu trình Bộ trưởng phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ GTVT và tổ chức thực hiện.
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành GTVT.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở GTVT, Thanh tra Sở GTVT và Xây dựng.
5. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra thuộc Bộ, ngành GTVT; cấp, quản lý các loại thẻ nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định.
6. Tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm toán nội bộ.
7. Về công tác thanh tra, kiểm tra:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GTVT;
c) Thanh tra, kiểm tra các vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ GTVT khi cần thiết;
đ) Quyết định thanh tra lại vụ việc thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ GTVT đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao;
8. Giúp Bộ trưởng tổ chức công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo; thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
9. Về công tác phòng, chống tham nhũng:
a) Chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT;
b) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì thực hiện xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật;
10. Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ; thực hiện kiểm toán nội bộ tại Bộ và các đơn vị trực thuộc theo quy định;
11. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ và các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành khác liên quan đến trách nhiệm của Bộ. Chủ trì đề xuất việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ có sai sót, sai phạm theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
12. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý ngành GTVT; kiến nghị đình chỉ thi hành hoặc hủy bỏ những quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
13. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
14. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
15. Thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng trong quan hệ công tác với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ; phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
17. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc tuyển dụng; thực hiện các chế độ, chính sách; công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Bộ.
18. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, quản lý, đánh giá, phân loại công chức của Thanh tra Bộ.
19. Phối hợp với Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công chức của Thanh tra Bộ.
20. Phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin và các tổ chức liên quan tiếp nhận, xử lý, phát hành, khai thác, quản lý văn bản và cập nhật cơ sở dữ liệu trên Cổng Thông tin điện tử Bộ.
21. Quản lý hồ sơ, tài liệu, nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu tại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc được Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.
Số lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ GTVT.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Các tổ chức thuộc Thanh tra Bộ, gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);
- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);
- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);
- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).
Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các phòng do Chánh Thanh tra Bộ quy định.
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh, chức vụ, ngạch công chức của Thanh tra Bộ:
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra.
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Thanh tra viên các cấp được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra viên.
d) Việc giao người phụ trách công tác kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế của Thanh tra Bộ thuộc biên chế công chức của Bộ GTVT, do Bộ trưởng quyết định giao hàng năm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên