Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/12/2013 - 16:03
(Thanh tra) - Ngày 5/12, HĐND TP Hà Nội đã tập trung chất vấn và trả lời chất vấn những vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm, trong đó có “bệnh” nợ xây dựng cơ bản (XDCB).
“Bệnh" nợ XDCB có chữa được? Giải pháp gì và lúc nào thì chữa xong? Ảnh: Thảo Nguyên
Nợ hơn 3.200 tỷ đồng
Bước vào phiên chất vấn, Thường trực HĐND TP lựa chọn 3 vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm: Kinh tế ngân sách, quản lý đất đai và vấn đề xã hội, dân sinh. Trong nhóm vấn đề kinh tế ngân sách, tình trạng nợ XDCB được quan tâm hơn cả tại phiên chất vấn này.
Đại biểu Nguyễn Đình Dương chất vấn: Nợ XDCB từ tháng 6 đến nay có tăng thêm không? Dự án đang triển khai bị dừng thì hậu quả ra sao, giải pháp xử lý thế nào?
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Ngô Văn Quý cho biết, tính đến ngày 30/6/2013, TP có 31 đơn vị có khối lượng thực hiện XDCB vượt kế hoạch giao, chưa được thanh toán gồm 2.243 dự án với số vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.
Chia theo phân cấp nhiệm vụ chi, khối lượng các dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách TP và ngân sách TP hỗ trợ các quận, huyện, thị xã là 345 dự án với số vốn hơn 1.400 tỷ đồng; khối lượng XDCB thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện chưa được thanh toán là 1.175 dự án với số vốn gần 1.300 tỷ đồng; khối lượng thuộc ngân sách cấp xã là 720 dự án với số vốn hơn 550 tỷ đồng.
Ông Quý cho rằng, nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách lớn, trong khi nguồn vốn cân đối có hạn; tình hình khó khăn về kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, nguồn thu từ đấu giá Quỹ Sử dụng đất hụt với dự toán đầu năm.
Ngoài ra, chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, để nhà thầu thi công vượt kế hoạch đầu tư, chậm quyết toán công trình hoàn thành làm cơ sở thanh toán; một số chủ đầu tư còn cho triển khai dự án khi chưa có kế hoạch vốn bố trí... gây ra nợ đọng XDCB.
“Trách nhiệm trước hết là các chủ đầu tư dự án, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã có khối lượng vượt kế hoạch chưa có vốn thanh toán; công tác tham mưu quản lý Nhà nước và XDCB của các sở, ngành liên quan, chỉ đạo của TP đã tích cực nhưng chưa quyết liệt”, ông Quý nói.
Có chữa được "bệnh"?
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) chất vấn, số nợ XDCB tăng đến hơn 3.000 tỷ thực sự đáng lo ngại và báo động. Tại sao TP đã chỉ đạo, cảnh báo mà số nợ vẫn tăng? có hay không sự chủ quan trong chỉ đạo, điều hành? Trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn trong năm 2014, có hay không việc chạy theo thành tích, gây áp lực chỉ tiêu giao quá cao ở một số nơi mà ngân sách không có khả năng đáp ứng?
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cũng nêu câu hỏi: “Bệnh" nợ XDCB có chữa được không? Giải pháp gì và lúc nào thì chữa xong?
Trả lời chất vấn này, ông Quý cho biết, tỷ lệ nợ đầu tư XDCB tăng lên do đối tượng nợ tăng lên, một số huyện báo cáo tăng và có 10 đơn vị có kê khai thêm nợ. Để chấm dứt nợ XDCB hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên, nếu TP quyết liệt, các quận, huyện, sở, ngành thực hiện nghiêm thì tin rằng xử lý được tình trạng nợ XDCB.
Việc một số chủ đầu tư còn cho triển khai dự án khi chưa có kế hoạch vốn bố trí, ông Quý khẳng định từng quận, huyện, đơn vị phải kiểm điểm nghiêm túc.
Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt nhận định câu hỏi của đại biểu xung quanh nợ XDCB là rất sát, được Trung ương, TP, HĐND quan tâm từ nhiều năm nay. Đây cũng không phải là lần đầu tiên vấn đề được đưa ra chất vấn. “Trong số các nguyên nhân mà UBND TP đã trình bày, qua giám sát của Thường trực HĐND cho thấy còn một nguyên nhân nữa là nhận thức của cán bộ cấp huyện còn “mù mờ”, cho rằng nợ XDCB là “chuyện bình thường”. Ngoài ra, trong công tác kiểm tra, kiểm soát có tình trạng cứ ra văn bản là xong”, ông Hoạt nhận xét.
Kết luận nội dung chất vấn liên quan đến nợ xây dựng cơ bản và dự án BT, BOT, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh khẳng định lại một lần nữa thực trạng nợ XDCB đến thời điểm này là vấn đề nóng, đáng quan tâm. Năm 2008, con số nợ đọng XDCB gần 2.000 tỷ đồng, nhưng đến tháng 10/2010 thành phố đã xóa xong số nợ này. Từ đó đến nay, con số nợ lại tăng, đến giữa năm nay đã là hơn 3.200 tỷ đồng, đây là điều đáng lo ngại. Trong đó 3 huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên đều có số nợ xây dựng cơ bản trên 300 tỷ đồng.
“Vấn đề này, mặc dù đã được cảnh báo từ nhiều kỳ họp HĐND trước đây, nhưng nợ vẫn cứ tăng. Trong 5 nguyên nhân chỉ ra phần lớn đều là chủ quan, rơi vào công tác quản lý Nhà nước. Do đó, nếu chúng ta không nhận thức đầy đủ thì khó mà khắc phục” - bà Thanh nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐND TP tin tưởng Hà Nội có thể trị được “căn bệnh" này nếu có quyết tâm cao và đề nghị UBND TP cần chỉ đạo quyết liệt hơn, không để phát sinh nợ mới và coi trọng hơn nữa việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương để hiểu đúng về nợ và trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra nợ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.
TC
13:00 13/12/2024T.T
00:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý