Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển

Trần Quý

Thứ tư, 14/08/2024 - 19:28

(Thanh tra) - Trên cơ sở những dấu hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản (BĐS) quý II/2024, hôm nay (14/8), Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường BĐS tăng trưởng bền vững.

Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển. Ảnh: TQ

Bộ Xây dựng cho biết, trong quý II/ 2024, thị trường BĐS có tín hiệu khởi sắc trên mọi phương diện như: Số dự án BĐS thương mại, nhà ở xã hội, đất nền… được cấp phép mới tăng; số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tăng; số dự án đủ điều kiện góp vốn tăng; giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng từ tăng 5 - 6,5% trong quý II và 25% theo năm tùy từng khu vực và vị trí…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở và BĐS vẫn còn nhiều khó khăn do Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ.

Để hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững, Bộ Xây dựng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và các nghị quyết của Chính phủ như Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, Nghị quyết số 93/NQ-CP và những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cần khẩn trương cụ thể hóa, đưa các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và cuộc sống, đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

Về phía Bộ Xây dựng, tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS.

Tiếp tục đôn đốc, tháo gỡ các vướng mắc, nhất là về pháp lý, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ cấp phép, triển khai các dự án nhà ở xã hội; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thúc đẩy giải ngân Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.

Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là khó khăn, vướng mắc về pháp lý, quy hoạch, các dự án có khả năng thanh khoản tốt... tạo chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung rà soát, đề xuất Chính phủ để báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đầu tư công tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với từng vùng kinh tế - xã hội theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý III/2024. Đồng thời, tập trung xử lý, giải quyết vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý trong lĩnh vực đầu tư… để tăng cường thu hút, triển khai các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài tại Việt Nam.

Dự báo thị trường BĐS sẽ “khởi sắc” sau khi 3 bộ luật sửa đổi gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Ảnh: TQ

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Triển khai kịp thời xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của Luật Đất đai; rà soát các văn bản có liên quan đến đất đai để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động thực hiện các giải pháp để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế như đất đai, sản xuất, tài nguyên nước… phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm của đất nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa, kịp thời, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá, tín dụng để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thực hiện hiệu quả, kịp thời các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Tập trung chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nghiên cứu xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà xã hội với thời hạn vay từ 10 đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn 3 - 5% so với cho vay thương mại thông thường để đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp có cơ hội, động lực để mua nhà

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị 34/CT-TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS... và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Luật.

Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Có giải pháp cụ thể, nghiên cứu rút gọn các quy trình thủ tục đầu tư để đẩy nhanh thực hiện dự án nhà xã hội, không để lãng phí quỹ đất sạch, đồng thời giải quyết triệt để các vướng mắc về các thủ tục, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng xung quanh các dự án, tiền sử dụng đất...

Tiếp tục tập trung triển khai, thực hiện mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, lực lượng vũ trang Nhân dân. Chủ động bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và tổ chức giải phóng mặt bằng sạch để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cư dân The Beverly rộn ràng nhận nhà sang, sẵn sàng đón Tết lớn

Cư dân The Beverly rộn ràng nhận nhà sang, sẵn sàng đón Tết lớn

(Thanh tra) - Hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn cùng tiến độ thi công thần tốc, bàn giao nhanh chóng đã biến phân khu The Beverly tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản khu Đông dịp cuối năm.

17:49 27/11/2024
Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

(Thanh tra) - Không có quy định của pháp luật về chuyển nhượng một phần dự án, nhưng Văn phòng công chứng Nguyễn Tú và UBND Thành phố Hà Nội vẫn “làm thủ tục” cho chuyển một phần dự án thuộc đất công sản cho doanh nghiệp tư nhân mới thành lập “15 ngày tuổi”, khiến dư luận không khỏi nghi ngại về những điều bất thường tại khu “đất vàng” 216 Trần Duy Hưng.

Công Thắng - Nguyễn Long

11:45 27/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm