Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hải Hậu (Nam Định): Ông Điệp có quyền khởi kiện ra tòa

Thứ sáu, 20/01/2017 - 06:34

(Thanh tra)- Gần 3 tháng nay, gia đình ông bà Phạm Văn Điệp, Nguyễn Thị Tâm (xóm 13, xã Hải Trung, huyện Hải Hậu) ngày đêm sống trong nỗi lo sợ, thấp thỏm, cơm không ngon, ngủ không yên. Bà Tâm than thở: Ngôi nhà mới xây chưa được ba năm, nay tường nứt, trần nứt, mưa xuống trong nhà như ngoài sân. Chẳng biết nhà sẽ sập lúc nào. Gia đình đã gửi đơn cầu cứu lên xã, lên huyện, nhưng chưa thấy giải quyết.

Công trình nhà ông Phát, liền kề nhà ông Điệp đã ngừng thi công. Ảnh: HB

Bà Nguyễn Thị Tâm cho biết: Đầu tháng 11/2016, gia đình ông Phạm Công Phát (hộ liền kề - PV) xây dựng nhà. Trong quá trình đào móng, ông Phát đã dùng máy xúc múc vào phần móng xỉ, lấn sang phần đất nhà ông bà Điệp khoảng 37cm và xây tường ép vào tường nhà ông Điệp. Vì thế bức tường nhà ông bà Điệp liền kề với nhà ông Phát đang xây đã bị lún, nứt. Tường lún kéo theo trần nhà bị nứt nẻ.

Để giữ tình làng nghĩa xóm, gia đình ông bà Điệp đã thương lượng hòa giải với gia đình ông Phát, nhưng gia đình ông Phát không hợp tác. Bất đắc dĩ, ông bà Điệp mới phải làm đơn đề nghị gửi lên UBND xã Hải Trung và UBND huyện Hải Hậu cầu cứu, can thiệp, giúp đỡ.

Bà Phạm Thị Mai, con dâu ông bà Điệp (người đang ở trong ngôi nhà bị hư hỏng - PV) cho biết: Ban đầu, sau khi thấy nhà tôi bị nứt tường, nẻ trần, hai vợ chồng ông bà Phát đã sang nhận lỗi, nhưng lại không chấp nhận việc khắc phục hư hỏng nhà. Những ngày sau đó vợ chồng ông bà Phát gần như "phớt lờ" mọi chuyện, bình chân như vại, không dừng thi công mà xây tiếp lên tầng 2, như thách thức gia đình chúng tôi.

Bà Tâm thẫn thờ bên những vết nứt xé nền, tường nhà. Ảnh: HB

Đi quanh nhà ông bà Điệp, nhìn những vết nứt cắt dọc bức tường, cảm tưởng như chỉ cần một dư chấn nhỏ, bức tường cũng nở toác, đổ sập. Nhìn trần nhà tầng 1, tầng 2 càng thấy nguy hiểm. Đường nứt chằng chịt, cắt trần nhà ra từng mảnh. Bà Tâm nói không ngoa chút nào. Mưa thì trong nhà như ngoài sân là cái chắc. Nguy hiểm nhất là nước mưa sẽ làm hư hỏng sắt đan mái trần, hậu quả sẽ khó mà lường hết được.

Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Quang Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Trung cho biết: Sau khi nhận được đơn đề nghị của ông Phạm Văn Điệp, UBND xã đã trực tiếp xuống kiểm tra hiện trường, yêu cầu gia đình ông Phát phải ngừng ngay việc thi công. Đồng thời để hai gia đình  tự thỏa thuận về mức độ thiệt hai và hướng khắc phục. Sau khi hai gia đình thỏa thuận không thành, UBND xã trực tiếp tổ chức hòa giải. Phương châm của UBND xã Hải Trung là, lấy tình làng nghĩa xóm, đảm bảo tinh thần đoàn kết ở khu dân cư là chính.

Cuối tháng 12/2016, UBND xã đã tổ chức hòa giải 3 lần, nhưng cả 3 lần hòa giải đều không thành. Vì gia đình ông  Phát đề nghị được hỗ trợ sửa lại nhà cho hộ ông Điệp, nhưng gia đình ông Điệp không đồng ý. Gia đình ông Điệp yêu cầu gia đình ông Phát phải bồi thường thiệt hại.

Ông Sinh khẳng định: UBND xã Hải Trung giải quyết khiếu nại của ông Điệp đúng trình tự, đúng pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho công dân. UBND xã đã yêu cầu gia đình ông Phát ngừng thi công công trình để thực hiện bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại là do hai gia đình tự thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra. Xã không có chuyên môn và cũng không có thẩm quyền để xác định mức hư hỏng để đưa ra mức bồi thường thiệt hại.

Tường nhà ông Điệp giáp tường nhà ông Phát, vỡ toác. Ảnh: HB

Hai gia đình ông Điệp và gia đình ông  Phát có thể tự xác định mức thiệt hại, nếu không tự xác định được thì hai gia đình có thể thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường. Nếu hai gia đình không thống nhất được việc mời tổ chức giám định, thì lúc đó Chủ tịch UBND xã mới quyết định mời một tổ chức giám định, chi phí do bên vi phạm trả. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại tòa án.

Như vậy, sau khi hai gia đình thỏa thuận không thành, UBND xã Hải Trung đã 3 lần hòa giải không thành, căn cứ tại Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP (điểm a, b khoản 1) thì gia đình ông bà Phạm Văn Điệp, Nguyễn Thị Tâm có quyền khởi kiện gia đình ông Phạm Công Phát ra tòa án. Đồng thời, gia đình ông Phạm Công Phát chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi hai gia đình đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

Mong rằng, gia đình ông Điệp và gia đình ông Phát cùng tìm được tiếng nói chung, không nên để vụ việc trở nên phức tạp, dẫn đến cái sảy nảy cái ung.

Khoản 2 Điều 267 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường".

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024
Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.

TC

13:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm