Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/05/2020 - 09:00
(Thanh tra)- Việc siết tín dụng của ngân hàng cùng với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang đẩy thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào tình cảnh khó khăn. Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đang là câu hỏi lớn.
Nhiều đề xuất gỡ khó cho thị trường BĐS. Ảnh: TQ
Thị trường sụt giảm mạnh
Báo cáo thị trường BĐS Việt Nam của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs) cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả lượng cung lẫn giao dịch, tỷ lệ hấp thụ đều ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Thị trường BĐS quý I/2020 trầm lắng, thậm chí tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng. Giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80% dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.
Tại phân khúc nhà ở, tổng lượng căn hộ chào bán trên cả nước trong quý I/2020 (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Trong đó, riêng lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019).
Tại Hà Nội, quý I/2020 chỉ ghi nhận có 181 giao dịch trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán, trong khi so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ này là 3.141 giao dịch trên tổng số 4.654 căn hộ chào bán. Tại TP Hồ Chí Minh, trong quý I cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với quý I/2019, tỷ lệ này là 2.613 giao dịch trên 3.040 căn hộ chào bán.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh cho biết, giai đoạn vừa qua, với những biến động nhất định, thị trường BĐS đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thật sự phát triển bền vững. Đặc biệt, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) và giao dịch trên thị trường BĐS đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, gây thiệt hại và tạo thêm những thách thức mới đối với lĩnh vực này.
Số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%, còn lại đều hoạt động cầm chừng. Tỷ lệ người lao động mất việc, tạm ngừng công việc hoặc làm việc cầm chừng trong lĩnh vực BĐS tương đối lớn. Từ đầu năm đến nay, số lượng DN BĐS thành lập mới giảm 11,9%, trong khi số DN tạm ngưng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ DN tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong các ngành nghề. Số lượng, giá trị sản phẩm BĐS tồn kho tăng…
Dự báo về tình hình thị trường BĐS Việt Nam trong quý II/2020, VARs cho rằng, tình hình vẫn còn diễn biến khá phức tạp nên lượng giao dịch nhà ở tại các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong quý tiếp theo sẽ không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân vì nhu cầu nhà ở của người dân vẫn ở mức cao. Nguồn cung mới từ các dự án BĐS đủ điều kiện gia nhập thị trường chắc chắn cũng không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước.
Gỡ khó bằng cách nào?
Nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng ổn định, bền vững, mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, BĐS để lấy ý kiến.
Tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) Nguyễn Trần Nam và các chuyên gia đều đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng khi đưa ra các giải pháp về thể chế, tài khóa và tín dụng đối với phát triển nhà ở và thị trường BĐS, đặc biệt là tập trung trọng tâm phát triển nhà ở xã hội, coi đây là giải pháp tạo đà, “kích thích” sự phát triển của thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn này là hướng đi đúng đắn.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, trước mắt, Bộ Xây dựng cần phối hợp đánh giá kỹ lưỡng tình hình ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; rà soát việc triển khai các dự án nhà ở, bất động sản lớn ở hai địa phương này bởi đây là những thị trường lớn, có sức ảnh hưởng và lan tỏa rộng…
Các chuyên gia cũng cho rằng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Bộ Xây dựng sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như: Xem xét cho phép chậm nộp, giãn nộp tiền sử dụng đất; hỗ trợ miễn giảm thuế cho DN; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay…
Đại diện VARs cũng kiến nghị Chính phủ đưa các DN đầu tư, kinh doanh dịch vụ BĐS vào nhóm đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Chính phủ đã phê duyệt vì nhóm này thực chất cũng chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Bên cạnh đó, hoãn tiền thuê đất cho DN kinh doanh BĐS; hoãn tiền phải nộp bảo hiểm xã hội cho đến hết dịch bệnh và sau khi hết dịch 12 tháng để DN có thêm nguồn hỗ trợ và trả lương cho người lao động... Đặc biệt, Chính phủ cần sớm phê duyệt chính sách bù lãi suất và thúc đẩy các ngân hàng cho vay vốn để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đưa ra các giải pháp, nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tổng thể để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024TC
13:00 13/12/2024T.T
00:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh