Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 27/04/2014 - 08:54
(Thanh tra) - Sau 4 lần gia hạn thời gian “xử lý” triệt để các công trình “siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn TP Hà Nội “bất thành”, TP Hà Nội đang phải “tiếp nhận” thêm nhiều công trình “siêu mỏng, siêu méo” mới và cuộc rượt đuổi nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn chưa có hồi kết.
Hàng loạt công trình “siêu mỏng, siêu méo” tại đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu.. Ảnh: Trần Quý
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn TP có khoảng 600 công trình “siêu mỏng, siêu méo”, đến tháng 4/2014 đã xử lý được trên 400 công trình, hiện còn 192 công trình chưa xử lý được.
Trong thời gian qua, lãnh đạo UBND TP Hà Nội rất quyết tâm trong việc xử lý triệt để các công trình “siêu mỏng, siêu méo”, thế nhưng kết quả không được như mong đợi. Điều đáng quan tâm là trong khi các công trình “siêu mỏng, siêu méo” cũ chưa xử lý xong thì các công trình “siêu mỏng, siêu méo” mới lại tiếp tục xuất hiện theo các dự án (DA) mới.
Bằng chứng là DA Xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) chính thức được thông xe từ ngày 15/1/2014. Đoạn đường có chiều dài 547m nhưng đã có hàng chục công trình “siêu mỏng, siêu méo” lộ diện. Dư luận thắc mắc là tại sao các công trình “siêu mỏng, siêu méo” vẫn tiếp tục xuất hiện trước sự “quyết tâm” xóa bỏ của các cấp lãnh đạo TP Hà Nội, phải chăng là sự quyết tâm xóa bỏ các công trình “siêu mỏng, siêu méo” đang được thực hiện từ “ngọn”?
Sau khi hàng loạt nhà “siêu mỏng, siêu méo” tại đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu lộ diện, các cấp lãnh đạo lại “đổ lỗi” cho nhau, trên đổ lỗi cho dưới, dưới “thanh minh” lên trên, quận đổ lỗi cho phường, phường đổ lỗi cho người dân… và cuối cùng là nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn ngang nhiên tồn tại. Theo dự báo với cách làm này, các công trình “siêu mỏng, siêu méo” không những không giảm mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn vì nhiều DA giao thông trên địa bàn TP đang được triển khai.
Tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 25/3/2014, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận: “Để tồn tại nhà “siêu mỏng, siêu méo” là “không chấp nhận” được, song đó là hậu quả của quá trình phát triển đô thị do nhiều yếu tố, nên quan trọng là cách ứng xử với hiện tượng này”.
UBND quận Đống Đa cho rằng, chủ đầu tư xây dựng tuyến đường, Ban Quản lý các DA trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đã không thực hiện đúng Quyết định 15/2011 ngày 6/5/2011 về việc xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các DA đầu tư xây dựng đường giao thông mới.
Lý giải điều này, đại diện Ban quản lý các DA trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc quản lý các công trình xây dựng của người dân thuộc trách nhiệm của chính quyền sở tại.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo đã được TP đặt ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, có nhiều quy định chưa gắn được với thực tiễn. Từ năm 1997, khi xây tuyến đường Kim Liên mới đã đặt ra việc thu hồi thêm đất hai bên đường để xây dựng tuyến phố. Tuyến đường Kim Mã và hàng loạt các tuyến khác cũng đặt ra việc này nhưng rồi lại... chờ đấy.
Tồn tại hiện nay, theo ông Nghiêm, phê duyệt DA giao thông chưa gắn với xây dựng tuyến phố, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Luật Thủ đô đã đặt ra yêu cầu làm đường thì phải tạo lập đô thị xây dựng tuyến đường và do HĐND TP quyết định; giá đất đền bù theo Luật Đất đai mới ban hành cũng chưa được TP quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, có sự thiếu hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan chức năng về hợp khối. Các phương án sử dụng đất sau thu hồi cũng thiếu khả thi; đang rất thiếu các thiết kế đô thị. “Hành lang pháp lý đã có nhưng vấn đề là đang rất thiếu các giải pháp, không đến đầu đến cuối, thiếu cụ thể”, ông Nghiêm nhận xét.
TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam cho rằng, việc các tuyến đường ở Hà Nội sau khi mở xảy ra tình trạng “lem nhem” là do thiếu đồng bộ, không có sự tổng chỉ huy tổng thể. “Không riêng gì tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu mà nhiều tuyến đường khác khi mở sẽ xảy ra tình trạng lem nhem khi mà mạnh ai người ấy làm. Người lập DA giao thông chỉ biết làm đường, còn việc xây dựng, quản lý quy hoạch hai bên đường lại của đơn vị khác nhau không có tổng chỉ huy tổng quát, dẫn tới thiếu đồng bộ là dễ hiểu. Ở một số nước khi mở đường hai bên mặt phố đều là sở hữu của Nhà nước rồi họ xây nhà, ki-ốt lên cho thuê hoặc lập thực hiện đúng quy hoạch nên mặt phố rất đẹp, chứ không có kiểu lem nhem như mình”, ông Liêm phân tích.
Theo các chuyên gia quản lý đô thị, giải pháp tốt nhất để nhà “siêu mỏng, siêu méo” không xuất hiện là khi giải phóng mặt bằng thực hiện DA, phải thu hồi hết những diện tích đất nhỏ lẻ, không đủ điều kiện xây dựng công trình. Muốn làm được vậy, khi lập DA xây dựng các tuyến đường giao thông nên xây dựng tuyến phố hai bên đường. Phương án này sẽ rất tốn kém, song nếu huy động xã hội hóa, có cơ chế bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp, cho người dân thì sẽ làm được.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.
TC
13:00 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Hương Trà
09:24 11/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên