Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ ngày 17-19/10, miền Trung lại đối mặt với đợt mưa lớn

Thái Hải

Thứ năm, 15/10/2020 - 13:56

(Thanh tra) - Đó là thông tin được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc ứng phó với mưa lũ và áp thấp nhiệt đới vào sáng 15/10.

Toàn cảnh cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng 15/10. Ảnh: TH

Trọng tâm mưa lớn nằm từ Hà Tĩnh đến Phú Yên

Tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, từ ngày hôm nay đến sáng 16/10, khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ, Hoà Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai và Bắc Trung Bộ có mưa to, lượng mưa 100-150mm, có nơi trên 200mm. Từ đêm nay, mưa lan xuống các tỉnh phía Nam.

Ông Khiêm cũng cho biết, áp thấp nhiệt đới ở miền Trung Philippines đã đi vào biển Đông lúc 8h với tốc độ di chuyển tương đối nhanh.

Nhận định về khả năng hình thành bão số 8, ông Khiêm cho rằng, đến lúc này, nhiều mô hình dự báo cho thấy áp thấp nhiệt đới chỉ có 50-60% khả năng mạnh thành bão. Nếu không khí lạnh tràn xuống khống chế trước, bão sẽ không xuất hiện. Dù vậy, những ngày tới, khi kết hợp với nhiều hình thái khác, áp thấp nhiệt đới có thể gây ra một đợt mưa rất lớn cho nhiều tỉnh Trung Bộ, trọng tâm mưa nằm từ Hà Tĩnh đến Phú Yên.

Dải hội tụ nhiệt đới vắt qua Trung Trung Bộ đang hoạt động mạnh. Đến ngày 16/10, không khí lạnh tăng cường, bổ sung trực tiếp vào khu vực Trung Trung Bộ với cường độ khá mạnh, gây mưa trực tiếp cho khu vực.

Ngoài ra, áp cao cận nhiệt đới cũng đang tồn tại. Đây chính là hình thái điển hình tạo ra nhiễu động gió đông trên cao, gây ra các đợt mưa lớn diện rộng miền Trung. Cùng với đó, gió Tây Nam đang hoạt động tương đối mạnh so với bình thường, có thể tạo ra nguồn ẩm lớn từ vịnh Bengal đưa lên.

Sự kết hợp giữa áp thấp nhiệt đới đang hoạt động với những hình thái trên gây ra mưa lớn liên tục trong các ngày 16-20/10. Mưa tập trung với cường độ lớn trong ngày 17-19/10.

Ông Khiêm dự báo, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, lượng mưa những ngày tới có thể lên mức 400-700 mm, có nơi trên 700 mm. Khu vực Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, tổng lượng mưa 300-500 mm, có nơi trên 500 mm. Lượng mưa ở các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên dao động 200-400 mm.

"Mưa ở Đà Nẵng, Quảng Nam có thể kết thúc sớm hơn so với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế", ông Khiêm nói.

Sau ngày 20/10, khi áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền và suy yếu, mưa tiếp diễn ở Bắc Bộ và Trung Trung Bộ với lượng 100-150 mm. Thời gian này, mưa ở Trung Bộ chủ yếu bị khống chế bởi không khí lạnh.

Chuẩn bị tích cực để ứng phó hoàn lưu của ATNĐ

Trước những nhận định về diễn biến mưa có thể xảy ra trọng tâm ở Trung Bộ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới tương tác với các hình thế thời tiết khác để có chỉ đạo sát thực tế, hiệu quả. Trong đó, lưu ý theo dõi chặt chẽ vận hành xả lũ của 4 hồ Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Thác Bà; tiếp tục tiêu nước đệm, đốc thúc thu hoạch vụ lúa mùa.

Đồng thời, tập trung khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn do mưa lũ ở miền Trung. Phát động chiến dịch hỗ trợ, cứu nạn… rà soát đánh giá thiệt hại, hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương ở khu vực ảnh hưởng mưa lũ, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có Văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10/2020 gửi Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã tổng hợp và gửi Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thú ý nhu cầu cứu trợ khẩn cấp lương thực, thuốc, hóa chất lọc nước, khử trùng phòng chống dịch bệnh, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Cụ thể là 6.500 tấn gạo, 5,5 tấn lương khô, 20.000 thùng mì tôm, 300 cơ số thuốc, 3 tấn hóa chất PAC, 119 xuồng các loại, 81 máy phát điện, 257 nhà bạt, 17.420 phao…

Tại cuộc họp Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trong 10 ngày qua (5/10 đến nay), miền Trung đã liên tục hứng chịu thiên tai dị thường; chưa bao giờ trong khoảng thời gian ngắn, dồn dập thiên tai xảy ra tập trung vào địa bàn trọng điểm dễ bị tổn thương của nước ta như vậy nhưng công tác chỉ đạo, điều hành đã thực sự quyết liệt, từ Trung ương đến địa phương đã tập trung cao độ công tác ứng phó. Nhờ đó, đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai dị thường dồn dập.

Tuy nhiên, hoàn lưu cơn bão số 7 sẽ còn tác động gây mưa lớn, cùng với đó là áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và ảnh hưởng đến khu vực Trung Bộ, Phó trưởng Ban Thường trực Nguyễn Xuân Cường đề nghị rà soát để hướng dẫn sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho nông nghiệp, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc.

Bên cạnh đó,  tổng rà soát các thiết chế hạ tầng, đê biển để kịp thời khắc phục, chuẩn bị để ứng phó những đợt thiên tai sẽ xảy ra thời gian tới.

Đặc biệt, dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng gây mưa lớn cho khu vực Trung Bộ, do vậy, 5 tỉnh khu vực này vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ vừa qua trong ngày 15, 16/10 tập trung tối đa công tác phục hồi, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn và phục hồi đời sống nhân dân. Chuẩn bị tích cực nhất để ứng phó hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới hiện đang trên khu vực giữa biển Đông.

“Cố gắng dự báo sát nhất để có phương pháp tiếp cận, kế hoạch chỉ đạo, điều hành, chương trình ứng phó sát thực tiễn, hiệu quả nhất đối với các thiên tai. Đặc biệt, điều hành thống nhất, chủ động; phân tích, vận dụng hiệu quả nhất phương châm “bốn tại chỗ” để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai”, Phó trưởng Ban đề nghị.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm