Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiếu nhà vệ sinh gây nguy hại cho tất cả mọi người

Thứ tư, 19/11/2014 - 21:40

(Thanh tra) - Đó là khuyến cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhân ngày Nhà Vệ sinh Thế giới.

Đi đại tiện ra môi trường đặt trẻ em trước nguy cơ mắc các bệnh chết người do phân người gây ra. Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê của UNICEF, hiện có khoảng 2,5 tỉ người trên toàn thế giới không được sử dụng nhà vệ tiêu hợp vệ sinh. Trong đó có khoảng 1 tỉ người vẫn đi đại tiện ra môi trường (trên đồng, trong bụi rậm hay xuống ao hồ) đặt chính bản thân họ và đặc biệt là trẻ em trước nguy cơ mắc các bệnh chết người do phân người gây ra như bệnh tiêu chảy.

Trong năm 2013 có hơn 340.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy vì thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân yếu kém, tức là trung bình khoảng 1.000 ca tử vong trong 1 ngày trên toàn Thế giới.

Ở Việt Nam, cho đến năm 2011 vẫn còn khoảng 20 triệu người dân, trong đó có hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phóng uế bừa bãi vẫn còn phổ biển ở nhiều vùng nông thôn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và viêm phổi, hai căn bệnh gây tử vong cho 22% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở Việt Nam

Ông Sanjay Wijesekera, Giám đốc Chương trình Nước sạch và Vệ sinh toàn cầu của UNICEF kêu gọi: "Mặc dù chủ yếu những người không có nhà vệ sinh là người nghèo, nhưng tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng của những tác hại do phóng uế bừa bãi gây ra. Vì vậy, tất cả chúng ta phải khẩn trương hành động để giải quyết vấn đề này”.

Lời kêu gọi chấm dứt phóng uế bừa bãi được nêu ra khi ngày càng thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa phóng uế bừa bãi với tình trạng thấp còi của trẻ em. Điển hình như ở Ấn Độ có 597 triệu (một nửa dân số) đại tiện ra môi trường và nước này cũng có tỉ lệ trẻ thấp còi rất cao.

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, trẻ em sống trong các thôn bản chưa có đầy đủ nhà vệ sinh có chiều cao trung bình thấp hơn 3.5cm so với trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh đảm bảo.

Trong những năm qua, UNICEF đã tổ chức Chương trình Vệ sinh tổng thể để giải quyết vấn đề này ở các địa phương thông qua việc cộng đồng tham gia vào việc đưa ra các giải pháp và đã giúp cho khoảng 26 triệu người của hơn 50 quốc gia bỏ thói quen đi đại tiện ra môi trường từ năm 2008.
 
Ở Việt Nam, UNICEF và Bộ Y tế đã phối hợp thực hiện từ năm 2009. Cho tới nay, Chương trình đã được thực hiện ở hơn 900 bản làng thuộc 7 tỉnh ở Việt Nam. Chương trình đã đến được với 184.000 hộ gia đình ở vùng xâu vùng xa với hơn 220.000 trẻ em. Hơn 125 làng bản với số dân xấp xỉ 125.000 người đã được công nhận cộng đồng hoàn thành dứt điểm công trình vệ sinh hộ gia đình.

“Được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là quyền cơ bản của con người. Không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sự tự tin và quyền riêng tư của hàng triệu phụ nữ, vị thành niên và trẻ em ở Việt Nam”, ông Lalit Paltra, Trưởng Chương trình nước sạch và Vệ sinh của UNICEF Việt Nam khẳng định.

TTH

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm