Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ninh Thuận: Hàng ngàn bè thủy sản không đúng quy hoạch trên đầm Nại

Khoa Lê

Thứ ba, 10/12/2024 - 10:12

(Thanh tra) - Trong đầm Nại thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận có hơn 1.000 bè nuôi thủy sản không nằm trong quy hoạch; nuôi không đúng đối tượng quy định khiến môi trường đầm bị ô nhiễm và gây mất an ninh trật tự…

Hơn 1000 lồng bè nuôi hàu đang hoạt động tại đầm Nại. Ảnh: Khoa Lê

Diện tích đầm Nại thu hẹp, nguồn thu từ đánh bắt thủy sản giảm

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ninh Hải, hiện nay trong khu vực đầm Nại có 177 hộ nuôi 1.106 bè nuôi thủy sản. Trong đó có 45 hộ nuôi 99 bè cá và 132 hộ nuôi 1.007 bè hàu, với tổng diện tích nuôi 45ha.

Hầu như các hộ nuôi trồng thủy sản trên không nằm trong quy hoạch, nuôi không đúng đối tượng quy định (bè nuôi cá).

Ngày 9/12, chúng tôi đã đến khu vực đầm Nại để ghi nhận thực tế, gặp ông Nguyễn Minh (65 tuổi), ở thôn Hộ Diêm, xã Hộ Hải có thâm niên đánh bắt tôm, cá trên đầm Nại hơn chục năm chia sẻ: “Cách đây vài năm về trước, vào mỗi buổi chiều đến đánh bắt, tôm cá tôi và em trai lội bộ đi cả 5km là bình thường, mỗi lần đi 4 tiếng là đánh được 8 đến 9 kg tôm cá.

Còn bây giờ, lội bộ chừng 2 đến 3 km là hết, nguyên nhân là do nhiều bè nuôi thủy sản rất nhiều làm diện tích mặt nước của đầm bị thu hẹp. Tôi và em trai đến đây đã 4 tiếng hơn mà chỉ đánh được 3 kg tôm, cá. So với trước bây giờ sản lượng giảm nhiều”, ông Minh Buồn bã nói.

Ông Lê Hoài Phương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Khánh Hải cho biết, trong thời gian qua, việc phát triển bè nuôi thủy sản trên đầm Nại rất nhanh, tại địa phương có khoảng 66 lồng bè nuôi trồng thủy sản. Trong đó, một số hộ nuôi hàu xả thức ăn chất thải trực tiếp xuống đầm Nại gây ô nhiễm nguồn nước.

Xây dựng phương án nuôi thủy sản trên đầm Nại

Trao đổi với ông Trần Hữu Nhân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải cho biết, đầm Nại là vùng nước tự nhiên nằm sâu trong đất liền, có cửa thông ra biển, diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 800 ha đã thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản cùng với các hoạt động kinh tế, dân sinh khác có những thời điểm gặp điều kiện thuận lợi đã phát triển khá nhanh.

Từ tháng 12/2024 cho đến khoảng quý II/2025 huyện Ninh Hải sẽ "sắp xếp tạm thời nuôi thủy sản trên đầm Nại". Ảnh: Khoa Lê

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà trong nhiều năm qua đã có hàng trăm hộ dân ở 5 xã, thị trấn gồm: Tri Hải, Khánh Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải chiếm diện tích mặt nước đầm Nại để nuôi thủy sản.

Hầu như các hộ nuôi trồng thủy sản không nằm trong quy hoạch, nuôi không đúng đối tượng quy định tại khu vực đầm Nại đã phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, du lịch, ô nhiễm môi trường… và gây mất an ninh trật tự.

Để quản lý việc nuôi thủy sản trên đầm Nại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ông Nhân khẳng định: “Từ tháng 12/2024 cho đến khoảng quý II năm 2025 sẽ thực hiện phương án “sắp xếp tạm thời nuôi thủy sản trên đầm Nại”, với diện tích dự kiến khoảng 31,5 ha chủ yếu dành cho việc nuôi hàu. Thời gian tới chúng tôi kiên quyết chấm dứt việc phát sinh bè nuôi hàu, tuyệt đối không bố trí bè nuôi cá tại khu vực đầm Nại.

Sau khi hình thành phương án và đưa các hộ dân đang nuôi thủy sản vào khu vực đã xây dựng, 5 xã, thị trấn có trách nhiệm yêu cầu các hộ dân ký cam kết không được xả thải vỏ hàu, rác trong quá trình nuôi xuống đầm Nại, xử lý các nguyên vật liệu đúng quy định, tham gia tổ cộng đồng, nuôi đúng lịch thời vụ và trong quá trình nuôi có dịch, bệnh báo cáo kịp thời cho ngành chuyên môn và không để dịch, bệnh lây lan. Nếu vi phạm sẽ bị thu hồi diện tích mặt nước, giấy phép nuôi và các giấy tờ liên quan theo quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm