Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra

N.Phê - Đ.Bình

Thứ sáu, 13/11/2020 - 16:18

(Thanh tra) - Sáng ngày 13/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương để đánh giá công tác ứng phó, tình hình thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.

Lực lượng chức năng đang nỗ lực triển khai các phương án khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm người mất tích. Ảnh: N.P

Theo thống kê, từ giữa tháng 9/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 3 đợt thiên tai do ảnh hưởng của bão số 5, bão số 6 và bão số 9, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.

Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tổng giá trị thiệt hại kinh tế, cơ sở hạ tầng do bão lũ gây ra… ước tính khoảng hơn 8,4 nghìn tỷ đồng; làm 28 người chết, 19 người mất tích và 200 người bị thương.

Thực hiện công tác ứng phó bão, lụt, UBND tỉnh đã ban hành 4 công điện, 7 văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động ứng phó mưa lũ và tình hình thời tiết nguy hiểm trên biển; chỉ đạo các chủ hồ thủy điện vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ thủy điện A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 4 và Sông Tranh 2.

Lực lượng chức năng cũng đã triển khai 3 đợt sơ tán tập trung hơn 5,5 nghìn hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm; sơ tán xen ghép hơn 28,4 nghìn hộ dân khác.

Hiện nay, lực lượng chức năng các cấp đang nỗ lực triển khai các phương án khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; nhất là tìm kiếm các nạn nhân còn bị mất tích ở xã Trà Leng (Nam Trà My) và Phước Lộc (huyện Phước Sơn). UBND tỉnh cũng đã cấp kinh phí cho các địa phương kịp thời khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của bão, lụt; đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống cho người dân vùng thiên tai...

Thuỷ điện vận hành xả lũ dễ gây ngập lụt trên diện rộng vùng hạ du. Ảnh: N.P

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương tập trung lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, sớm phục hồi lại hệ thống giao thông.

Ngành Giao thông tập trung khắc phục cho các tuyến đường quốc lộ; các địa phương chủ động phương tiện, nhân lực “4 tại chỗ” tập trung lực lượng khôi phục các tuyến đường cấp huyện trở xuống để thông tuyến.

Khẩn trương có phương án đảm bảo ổn định cho người dân vùng sơ tán; các địa phương chủ động khảo sát các địa điểm để sơ tán người dân; đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống cho nhân dân vùng cô lập.

Ngành Giáo dục phối hợp với các địa phương có phương án cho việc học trở lại đối với các học sinh vùng thiên tai; sớm khôi phục hệ thống điện, viễn thông; các nhà máy thủy điện phối hợp với lực lượng chức năng để thông tin kịp thời về lưu lượng nước, quy trình vận hành.

Hiện nay, do ảnh hưởng của bão số 12 và trong vài ngày tới là bão số 13, dẫn đến có mưa to cộng với xả lũ về hạ du, do vậy, cần đề phòng và sẵn sàng phương án cứu nạn, cứu hộ những vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm