Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nhật Huyền
Thứ sáu, 04/03/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Mùa khô năm 2021-2022, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo cao hơn mức trung bình nhiều năm. Để chủ động ứng phó, các địa phương đã sẵn sàng các phương án nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Hạn, mặn ở ĐBSCL khiến nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng. Ảnh: NH
Xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày đầu tháng 3/2022, tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng cao vào đầu tuần, sau đó giảm dần đến cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các điểm đo mặn phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2021. Riêng một số điểm đo mặn ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Kiên Giang ở mức xấp xỉ và cao hơn.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 70-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 45-55km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên 55-65km; sông Hậu 45-55km; sông Cái Lớn 45-50km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 60-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 35-45km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên 45-55km; sông Hậu 35-45km; sông Cái Lớn 35-45km. Cấp độ rủi ro thiên tai ở ĐBSCL ở cấp 1-2.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, xâm nhập mặn ở ĐBSCL mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2022; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4/2022.
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng bồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô 2021-2022 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và ĐBSCL có khả năng thiếu hụt từ 15-25% so với trung bình nhiều năm. Dự báo độ mặn cao nhất tại các trạm có thể xuất hiện trong tháng 3 đến nửa đầu tháng 4/2022.
Tại Bạc Liêu, dự báo mùa khô năm 2021-2022 vẫn có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn khá gay gắt. Diện tích lúa Đông Xuân có nguy cơ thiếu nước do nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Hậu về tỉnh qua trục Quản Lộ - Phụng Hiệp dự báo sẽ thiếu hụt. Thêm vào đó, nhiệt độ cao cũng làm gia tăng bốc hơi, xâm nhập mặn sớm sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nước ngọt từ Sóc Trăng về Bạc Liêu.
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt dự kiến sẽ khoảng 3.400ha, gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt. Thời gian thiếu nước ngọt sẽ bắt đầu từ đầu tháng 3/2022.
Chủ động phương án ứng phó với hạn, mặn
Nhằm chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô năm 2021-2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn.
Các địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2021-2022 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016 và 2019-2020.
Tại Bến Tre, để thực hiện tốt việc chuẩn bị phòng, chống thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022, ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn có khả năng xuất hiện sớm và kéo dài do thiếu hụt nguồn nước từ thượng nguồn, tỉnh đã xây dựng các phương án ứng phó tương ứng với từng mức độ rủi ro thiên tai.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, đến nay tiến độ thực hiện các công trình sửa chữa cửa cống cơ bản đã hoàn thành, đảm bảo vận hành ngăn mặn, trữ ngọt. Hệ thống các tuyến kênh trục và nội đồng cũng được nạo vét thông thoáng, khơi thông dòng chảy, đảm bảo trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2021-2022.
Tại Vĩnh Long, để đảm bảo nhu cầu nước sản xuất trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt trong mùa khô năm 2021-2022 và cấp nước sinh hoạt cho người dân, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch ứng phó với 3 kịch bản có thể xảy ra. Trong đó, tỉnh chọn kịch bản 3 (trường hợp mặn xâm nhập rất sâu, độ mặn lên rất cao như xảy ra trong mùa khô năm 2019-2020) để đề ra các biện pháp công trình và phi công trình ứng phó hạn, mặn.
Tỉnh Bạc Liêu cũng xây dựng 3 kịch bản tương ứng với 3 tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn nhằm đáp ứng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô năm 2021-2022. Trong đó, tỉnh đề nghị các cấp, các ngành chuẩn bị, xây dựng chi tiết kế hoạch ứng phó theo kịch bản 2 (diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tương đương như mùa khô 2019-2020).
Lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết, với kịch bản trên, Bạc Liêu sẽ giảm khoảng 3.400ha lúa Đông Xuân ở những nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt, đồng thời rút ngắn thời vụ và áp dụng biện pháp tưới tiêu tiết kiệm. Trong trường hợp khẩn cấp, toàn tỉnh sẽ tiến hành đắp hệ thống 448 đập tạm để tổ chức bơm chuyền trữ nước ngọt cho vụ Đông Xuân.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình sửa chữa cống, kéo dài đường ống cấp nước sạch nông thôn; tiếp tục kiểm tra, duy tu toàn bộ hệ thống cống, trạm bơm, máy bơm trong tỉnh để phục vụ phòng, chống hạn hán.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024Hải Hà
21:28 20/11/2024Hoàng Nam
20:46 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương