Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/01/2016 - 06:30
(Thanh tra)- Suốt 3 năm qua 28 hộ dân phản ánh, yêu cầu chính quyền địa phương xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) can thiệp dừng hoạt động của các lò đốt than trên địa bàn vì ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng. Vụ việc vẫn ì ạch chưa được giải quyết dứt điểm thì đến nay các lò đốt than lại đua nhau mọc như nấm.
28 hộ dân với 20ha cà phê bị ảnh hưởng
Cây trồng khô héo, không khí ô nhiễm
Năm 2013, 28 hộ dân đang canh tác bình thường trên diện tích rẫy cà phê của mình tại buôn Tiêu (xã Ea Tiêu), đột nhiên kề cận khu rẫy của họ mọc lên 4 lò đốt than.
Vào tháng 8/2013, 40 cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch của gia đình chị Vũ Thị Nên (SN 1970, trú tại thôn 1, xã Ea Tiêu) bị cháy rụi. Nhận được tin báo của chị Nên, chính quyền xã đã vào lập biên bản hiện trường ghi nhận sự việc và đứng ra hòa giải giữa hai bên. Gia đình chị Nên đồng ý hòa giải với số tiền đền bù 3 triệu đồng, điều kiện là chủ lò than phải khắc phục hệ thống ống khói. Tuy nhiên, chưa kịp nhận tiền đền bù thì trong năm 2014, vườn chị Nên và vườn bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại buôn Tiêu, xã Cư Kuin) bị cháy tiếp. Trước áp lực của người dân, chủ lò than phá bỏ 2 lò. Tưởng 2 lò còn lại sẽ nhanh chóng di dời, không ngờ trong năm 2014 lại mọc thêm 14 lò khác. Do số lượng các lò đốt than tăng mạnh nên các hộ dân bị ảnh hưởng lên tới 28 hộ với diện tích 20ha.
Chị Vũ Thị Nên bức xúc: Trung bình mỗi năm gia đình chị thu hoạch hơn 2 tấn cà phê trên diện tích 6 sào. Từ khi lò đốt than mọc lên, toàn bộ diện tích cà phê bị phủ khói, cháy xém, không thể phát triển khiến sản lượng cà phê sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn thu được 5 tạ, thiệt hại hơn trăm triệu đồng. “Mặc dù tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng vụ việc cứ dùng dằng mãi không được giải quyết. Trong khi đó cà phê không phát triển được, tôi phải chặt bỏ toàn bộ nhưng vẫn chưa dám trồng lại vì khói đốt như thế cây nào mà chịu cho nổi”, chị Nên nói.
Ông Trần Văn Thi (thôn 4, xã Ea Tiêu) lo lắng: “Gia đình tôi bỏ bao tiền của, công sức chăm sóc 9 sào cà phê nhưng giờ sản lượng chỉ đạt khoảng 50% so với ban đầu. Chúng tôi đã phải tiến hành chặt bỏ 5 sào cà phê không thể khắc phục được. Không chỉ vườn cây bị ảnh hưởng mà ngay cả môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi lần vào rẫy là chúng tôi không tài nào thở được. Khói thải ra che kín khắp nơi. Thậm chí tôi thuê người vào làm rẫy nhưng bị họ từ chối vì sợ hít khói độc hại”.
Tiếp tục gia hạn cho các lò than vi phạm
Nhận được sự phản ánh của người dân, sáng 13/1, UBND huyện Cư Kuin đã thành lập đoàn kiểm tra thực tế và có buổi làm việc các bên liên quan. Chị Nên và các hộ dân bức xúc vì thay vì đình chỉ hoạt động các lò than đốt trên đất nông nghiệp, ngày 6/4/2015, huyện lại phê duyệt đề án bảo vệ môi trường cho 10 lò than để cho các chủ lò này có cớ hoạt động.
16 lò than đều hoạt động nhưng không đảm bảo tiêu chí về môi trường
Ông Văn Tiến Sĩ, Phó phòng TN&MT huyện Cư Kuin lý giải, thời điểm phê duyệt, huyện không nhận được ý kiến hay đơn thư phản ánh của người dân.
Tuy nhiên, tháng 8/2015, UBND xã Ea Tiêu tiến hành xuống kiểm tra thì phát hiện tất cả 16 lò đốt than này đều không thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường: Không có hệ thống phun sương hạn chế khói bụi phát sinh trong quá trình đốt, có ống khói nhưng nhiều ống khói không hoạt động được. Do đó, xã đã ra Quyết định số 181/QĐ-UBND xử phạt ông Trần Phi Dũng (là người đại diện chủ lò than) 4 triệu đồng, yêu cầu ông Dũng tạm dừng hoạt động của các lò than và thực hiện đúng các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường.
Ngày 12/11/2015, UBND huyện Cư Kuin ra Quyết định số 2638/UBND-TNMT yêu cầu chủ lò than trước ngày 15/11 phải chấm dứt hoạt động của 6 lò đốt than vì vi phạm khoảng cách đến rẫy cà phê của dân. Đồng thời đồng ý cho ông Dũng duy trì hoạt động của 10 lò than còn lại với điều kiện trước ngày 29/2/2016 phải khắc phục xong công trình vệ sinh chung, thực hiện các cam kết trong đề án bảo vệ môi trường…
Theo ông Lê Phú Hanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin: Người dân phản ánh cà phê của họ bị ảnh hưởng bởi lò đốt than, huyện cần phải xác minh có đúng do khói bụi gây ra hay không rồi mới xử lý dứt điểm. “Về lâu dài không thể để các lò đốt than này tồn tại như vậy được mà phải có phương án quy hoạch, di dời”, ông Hanh nói.
“Tuy các lò đốt than tạo công ăn việc làm cho nhiều người và xử lý số lượng lớn gốc cà phê người dân phá bỏ nhưng do không đảm bảo môi trường, gây ảnh hưởng đến nương rẫy của người dân và an ninh trật tự nên sắp tới xã sẽ kiến nghị huyện ra quyết định dừng luôn hoạt động của 10 lò còn lại”, ông Trần Xuân Trường, cán bộ địa chính xã Ea Tiêu nhấn mạnh.
Quỳnh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình