Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hài hòa lợi ích trong quản lý rừng bền vững

Thành Nguyễn

Thứ sáu, 19/11/2021 - 17:52

(Thanh tra) - Sau gần 11 năm, Quảng Trị tiếp tục là địa phương tiên phong trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững. Với thành quả này, liệu tỉnh Quảng Trị có thể một lần nữa trở thành mô hình cho cả nước hay không?

Tháng 11/2010, lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhóm các hộ trồng rừng quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Trị đã được Hội đồng Quản lý rừng quốc tế (FSC) cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững. Kết quả này đạt được nhờ vào sự nỗ lực của nông dân, ngành lâm nghiệp Quảng Trị và sự hỗ trợ từ Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).

Mô hình này sau đó đã lan tỏa đến nhiều địa phương trên cả nước và đóng góp đáng kể vào mục tiêu quản lý rừng bền vững trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua.

Tháng 10/2021, có 1,562 hecta rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng và thôn Hồ, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC. Chứng nhận FSC cho rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý tại Quảng Trị trở thành mô hình đầu tiên tại Việt Nam. Chứng chỉ này như một “giấy thông hành” để giúp cho chủ rừng có cơ hội bước vào những thị trường có giá trị cao hơn của lâm sản ngoài gỗ và các giá trị sinh thái khác của rừng.

Kết quả lần này nhờ một phần từ tài trợ của Liên minh Châu Âu/EU; Tổ chức Phi chính phủ Hà Lan - MCNV và sự phối hợp của Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị thông qua Dự án Thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2020 - 2023 (viết tắt là Dự án PROSPER).

Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Quảng Trị đã giao khoảng 20,000ha rừng tự nhiên cho hơn 100 cộng đồng và gần 1000 hộ gia đình. Chính sách giao rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã chứng minh tính hiệu quả trong bảo vệ rừng và tạo hưởng lợi cho các cộng đồng chủ rừng. Tuy nhiên, tại Quảng Trị hiện nay chỉ mới khoảng 35% diện tích rừng giao cho cộng đồng và hộ gia đình nằm trong khu vực được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Các cộng đồng đang quản lý phần diện tích rừng còn lại vẫn gặp nhiều khó khăn do họ chưa được hưởng lợi nhiều từ rừng và được chi trả các dịch vụ do rừng mang lại.

Xuất phát từ những thực trạng đó, Dự án PROSPER tập trung hỗ trợ các cộng đồng được giao rừng tự nhiên có đủ năng lực và bằng chứng để tiếp cận các thị trường sẵn sàng chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái rừng như dịch vụ hấp thụ carbon, dịch vụ bảo vệ nguồn nước, dịch vụ cảnh quan…

Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng có 85 hộ gia đình người Bru - Vân Kiều. Đến năm 2017, khoảng 1.000ha rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng và hộ gia đình tại Chênh Vênh. Nắm giữ một nguồn tài nguyên rừng và các giá trị sinh thái rất lớn nhưng diện tích rừng của thôn không thuộc khu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngoài ra cộng đồng cũng chưa có hưởng lợi đáng kể về việc làm, thu nhập từ các nguồn lâm sản ngoài gỗ tư rừng mang lại. Hiện tại, công tác bảo vệ rừng của thôn dựa trên sự tự nguyện.

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên và thực hiện sáng kiến “Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+), rất cần một giải pháp chiến lược để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm bảo vệ rừng cho các cộng đồng đang bảo vệ rừng.

Lợi ích trước mắt của chứng nhận FSC đối với thôn Chênh Vênh và thôn Hồ là cho phép cộng đồng khai thác bền vững và cung ứng cho thị trường các loại cây họ tre từ rừng cộng đồng theo mã số chứng nhận FSC FM/CoC để cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu nguyên liệu tre FSC. Lợi ích lâu dài mà các bên cùng hướng đến là cơ hội để chủ rừng cộng đồng tiếp cận được thị trường sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái mà rừng mang lại.

Theo kế hoạch năm 2022, thông qua sự hỗ trợ từ Dự án PROSPER, Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị sẽ hợp tác với các tổ chức như MCNV và WWF Việt Nam để tiếp tục mở rộng diện tích rừng được cấp chứng nhận FSC và đặc biệt là hỗ trợ cộng đồng tham gia chứng chỉ cho lâm sản ngoài gỗ song mây và dịch vụ hệ sinh thái, trong đó ưu tiên dịch vụ hấp thụ các bon, dịch vụ bảo vệ nguồn nước và du lịch sinh thái.

Tầm nhìn của các cộng đồng này là liên kết vùng nguyên liệu song mây, cây họ tre có chứng nhận FSC cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu và tìm kiếm các khách hàng, nhà tài trợ quan tâm và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm